Chuyên mục  


Công nhân của nhà máy JBS tại Brazil. (Nguồn: Reuters)

Mới đây, JBS USA, chi nhánh tại Mỹ của tập đoàn cung ứng thịt lớn nhất thế giới JBS SA, bị tin tặc tấn công và phải đóng cửa tất cả các nhà máy chế biến thịt bò ở Mỹ.

Sự cố này đã cho thấy thực tế là nguồn cung cấp thực phẩm dễ bị tổn thương như thế nào trước mối đe dọa tấn công mạng.

Những nhà máy này của JBS cung cấp tới 1/4 nguồn cung thịt bò cho thị trường Mỹ mỗi năm.

Một số nhà máy của JBS ở Australia và một cơ sở ở Canada cũng phải ngừng hoạt động.

[Vụ tấn công vào JBS SA gây gián đoạn hoạt động sản xuất thịt tại Mỹ]

Hiện tại vẫn chưa rõ chính xác mức độ ảnh hưởng toàn cầu của vụ tấn công mạng này bởi JBS chưa đưa ra các số liệu cụ thể.

JBS là công ty chế biến thịt lớn nhất thế giới, phạm vi hoạt động rải rảc ở nhiều nước và khu vực như Mỹ, Australia, Canada, châu Âu, Mexico, New Zealand và Vương quốc Anh.

Đến ngày 3/6, JBS thông báo tất cả nhà máy đã mở cửa trở lại. Mặc dù sự cố tê liệt hoạt động không kéo dài, ảnh hưởng đối với thị trường không hề nhỏ. Giá thịt bò và thịt lợn bán buôn tăng vọt ở Mỹ, và giá gia súc kỳ hạn tăng mạnh.

Hiện nay, gần như mọi mắt xích trong chuỗi cung ứng thực phẩm đều có mối liên quan đến các quy trình kỹ thuật số và tự động hóa.

Mặt khác, phần lớn sản xuất lương thực tập trung vào tay một số “người khổng lồ” trong ngành.

Bức tranh này ở Mỹ đặc biệt rõ ràng nhưng xu hướng ngày càng gia tăng ở các thị trường khác trên thế giới.

JBS bắt đầu từ một lò mổ ở Brazil vào năm 1953 này trở thành nhà chế biến thịt lớn nhất thế giới thông qua một loạt thương vụ thâu tóm doanh nghiệp lớn.

Cuộc chạy đua mua bán sáp nhập doanh nghiệp trên thị trường hàng hóa thế giới giờ đây tạo ra một điểm yếu chí mạng trong các ngành công nghiệp quan trọng.

Các tập đoàn đa quốc gia trở thành mục tiêu chính cho các tin tặc, với nguy cơ gián đoạn nghiêm trọng khiến doanh nghiệp sẵn sàng đánh đổi bằng những khoản tiền chuộc khổng lồ.

Giá lương thực toàn cầu tiếp tục nối dài đà tăng lên mức cao nhất trong gần 10 năm trở lại đây, làm gia tăng lo ngại về giá tiêu dùng tại các nền kinh tế đang chật vật thoát khỏi cuộc khủng hoảng COVID-19.

Một số nhà lập pháp đang kêu gọi chính phủ thiết lập các tiêu chuẩn an ninh mạng chặt chẽ hơn.

Hạ nghị sỹ bang Illinois, bà Cheri Bustos, nhấn mạnh việc đóng cửa các nhà máy dù chỉ là tạm thời cũng có thể gây ra tác động lớn.

Giá lương thực toàn cầu tiếp tục nối dài đà tăng lên mức cao nhất trong gần 10 năm trở lại đây, làm gia tăng lo ngại về giá tiêu dùng tại các nền kinh tế đang chật vật thoát khỏi cuộc khủng hoảng COVID-19./.

Mai Ly (TTXVN/Vietnam+)

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020