Chuyên mục  


Diễn biến giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua khá ảm đạm. Giá trị giao dịch bình quân trong quý 3 rơi xuống dưới mức 14.600 tỷ đồng/phiên, giảm 25% so với con số trong quý 2 liền trước.

Trái ngược với tình trạng teo tóp của dòng tiền, dư nợ cho vay ngày càng phình to. Tại thời điểm 30/9/2024, dư nợ cho vay tại các CTCK ước tính lên đến 232.000 tỷ đồng, tăng 7.000 tỷ so với cuối quý trước và lập kỷ lục mới. Trong đó, dư nợ margin vào khoảng 223.000 tỷ đồng, cũng là con số cao nhất trong lịch sử chứng khoán Việt Nam. Cần phải lưu ý, đây là dư nợ chưa bao gồm cho vay 3 bên và nếu tính thêm từ nguồn này, con số thực tế có thể lớn hơn.

Diễn biến trái chiều đẩy tỷ lệ Dư nợ cho vay/Thanh khoản bình quân mỗi phiên tăng vọt lên mức cao nhất trong hơn 4 năm (từ quý 1/2020). Điều này phần nào phản ánh tình trạng nhà đầu tư đã gia tăng đáng kể việc vay nợ margin.

photo-1729701494932-17297014950871203020615.png

Thực tế, sử dụng đòn bẩy (margin) là một trong những công cụ đắc lực giúp nhà đầu tư gia tăng nhanh quy mô tài khoản của mình nếu sử dụng hợp lý, thúc đẩy giao dịch trở nên sôi động hơn và tạo động lực cho đà đi lên về điểm số của thị trường chung. Tuy nhiên, vốn vay margin lên đỉnh nhưng không đi cùng với sự cải thiện của thanh khoản phần nào cho thấy mức độ rủi ro của thị trường chứng khoán gia tăng. Chỉ một nhịp điều chỉnh mạnh sẽ có thể dễ dàng kéo theo hiện tượng "call margin", bán chéo giữa các cổ phiếu, từ đó gây áp lực ngược trở lại khiến thị trường giảm sâu hơn và gây tình trạng “cháy” tài khoản.

Bên cạnh đó, dư nợ margin trên thị trường chứng khoán từ lâu còn được xem là kênh thay thế một phần cho kênh ngân hàng. Đây được gọi là xu hướng “ngân hàng hoá” CTCK hay ở một góc độ nào đó có thể coi là “shadow banking” trong bối cảnh việc tiếp cận vốn vay ngân hàng hay phát hành trái phiếu gặp nhiều khó khăn hơn.

Dư nợ cho vay tại CTCK khi ấy được sử dụng nhằm phục vụ các cổ đông lớn vay vốn thông qua việc thế chấp cổ phiếu thay vì chỉ là công cụ đòn bẩy cho nhà đầu tư chứng khoán. Dẫn tới đà tăng dư nợ cho vay tại nhóm nhà đầu tư cá nhân chỉ chiếm một phần, còn lại sẽ đến từ các tổ chức và "tay to" trên thị trường. Một phần dòng vốn này không hoàn toàn chảy vào thị trường mà được sử dụng cho các mục đích khác, từ đó có thể là nguyên nhân khiến thanh khoản không diễn biến đồng pha với dư nợ margin.

Mặt khác, tỷ lệ Dư nợ cho vay/Vốn hóa thị trường cũng đang neo ở vùng đỉnh. Tỷ lệ đạt 4,13% vào cuối quý 3, giảm nhẹ so với con số kỷ lục quý 2 liền trước nhờ có sự cải thiện của vốn hóa. Dù vậy, con số này vẫn khá cao trong bối cảnh VN-Index loanh quanh dưới ngưỡng điểm cũ 1.300 sau nhiều nỗ lực vượt cản không thành.

Có thể thấy, thị trường chứng khoán Việt Nam đang phụ thuộc nhiều hơn vào việc sử dụng margin dù chỉ số chính còn cách xa đỉnh.

image13-1729697416045-1729697416139607852475.png

Thời gian tới, không loại trừ khả năng dư nợ margin còn có thể tiếp tục lên những đỉnh cao mới khi mà các CTCK vẫn còn nhiều dư địa để cho vay thêm. Tỷ lệ dư nợ cho vay Margin/VCSH vẫn thấp hơn nhiều so với đỉnh, cũng như mức an toàn theo quy định và hàng loạt kế hoạch tăng vốn đang được triển khai. Ước tính còn đến 277.000 tỷ đồng có thể cho nhà đầu tư vay ký quỹ trong thời gian tới. Cần lưu ý con số này chỉ là tính toán trên lý thuyết và thực tế chưa bao giờ tỷ lệ Margin/VCSH toàn thị trường chạm đến ngưỡng 2 lần ngay cả trong giai đoạn giao dịch bùng nổ nhất. Hơn nữa, nhà đầu tư có thể vay thêm margin bao nhiêu còn phụ thuộc vào tài sản đảm bảo (bao gồm tiền và cổ phiếu) tương ứng.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020