Chuyên mục  


Đài truyền hình NHK Nhật Bản mới đây đã thực hiện một phóng sự đặc biệt về ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam, với sự góp mặt của “đầu tàu” FPT.

Trong phóng sự, ông Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT FPT đã có những chia sẻ về định hướng phát triển ngành bán dẫn của FPT cũng như tiềm năng của Việt Nam trong lĩnh vực này. Theo ông Bình, Việt Nam có rất nhiều thế mạnh trong việc phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn.

nhk-1727883024649-17278830247532103330951.jpg

Thứ nhất là về số lượng. Số lượng nhân lực dồi dào của Việt Nam có thể đáp ứng tốt nhu cầu lớn của thị trường bán dẫn hiện nay, và phong trào học tập ngành bán dẫn tại Việt Nam cũng đang lên rất cao.

Thứ hai là tinh thần thanh niên Việt Nam luôn luôn “hungry”. Trước thời cơ đang tới với thời gian ngắn, thanh niên Việt Nam đã chuẩn bị khao khát và ý chí để sẵn sàng nắm bắt cơ hội này.

Cuối cùng , người Việt Nam có gen về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, rất phù hợp với ngành công nghiệp bán dẫn, ông Trương Gia Bình nhận định.

Tuy nhiên, theo chủ tịch FPT, Việt Nam cũng không thể đi đến đích nếu chỉ đi một mình, mà hơn lúc nào hết, ở giai đoạn và thời cơ quan trọng này, Việt Nam cần sự hợp tác nhanh, mạnh và toàn diện với các quốc gia, nền kinh tế và các doanh nghiệp, đối tác hàng đầu thế giới về bán dẫn như Nhật Bản, Hàn Quốc,... và tận dụng lợi thế nguồn nhân lực để vươn lên thành một quốc gia có vị thế trong phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Trong bối cảnh ngành bán dẫn ngày càng có tầm quan trọng mang tính toàn cầu và đang phát triển nhanh chóng, Việt Nam với nhiều lợi thế hiện đang trở thành một điểm nóng đầu tư và được kỳ vọng sẽ trở thành trung tâm mới của ngành công nghiệp bán dẫn thế giới. Nhiều tập đoàn lớn đã tới Việt Nam và xây dựng cơ sở nghiên cứu tại đây.

Tuy nhiên, bên cạnh những kỳ vọng và lợi thế, Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là thiếu hụt nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp này. Do đó, Chính phủ Việt Nam và các công ty đã đưa ra Đề án tập trung phát triển nguồn nhân lực bán dẫn. Trong đó, FPT là một trong những doanh nghiệp đón đầu làn sóng này tại Việt Nam, đặt ra mục tiêu đào tạo ra 10.000 nhân sự vi mạch bán dẫn vào năm 2023.

Về mảng đào tạo, FPT là một trong số ít đơn vị tại Việt Nam có hệ thống giáo dục đào tạo ngành bán dẫn ở hệ đại học, cao đẳng và liên kết quốc tế; đào tạo dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. FPT hiện đang hợp tác với gần 20 đối tác quốc tế và xây dựng mô hình đưa sinh viên ra nước ngoài làm việc.

Về định hướng sản xuất, FPT dự kiến sẽ phát triển “siêu" chip (superchip) thế hệ mới, ví dụ như chip tích hợp AI. Thời gian tới FPT sẽ triển khai một nhà máy AI tại Nhật Bản. Chia sẻ với NHK, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình mong muốn Việt Nam có thể phát triển mạnh AI, tích hợp AI vào chip, từ đó các công ty nước ngoài sẽ tự tìm đến Việt Nam.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020