Chuyên mục  


tin-hien-tang-17298718294491986678406-0-31-1169-1901-crop-1729872432756329453031.jpgTin sáng 26/10: Hàng chục bác sĩ cúi đầu trước quyết định của gia đình có người thân chết não; kết quả vụ khách đặt mua iPhone 16 Promax nhưng nhận hộp không

GĐXH - Chàng trai trẻ chết não sau tai nạn giao thông, gia đình đã quyết định hiến tạng của con giúp hồi sinh nhiều cuộc đời khác; bên cạnh việc nhận được iPhone 16 Pro Max, khách hàng còn được Apple tặng phiếu giảm giá 1 triệu đồng để mua linh kiện trên Apple Store Online.

Lý do Bộ GD&ĐT đề xuất cộng điểm vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước 1945

thi-lop-10-ha-noi-qh11-61566281398411211748866-03406847878954985110471-1729922908526-1729922909553413370354.jpg

Ảnh minh họa

Đề xuất này được Bộ GD&ĐT đưa ra trong dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT đang được lấy ý kiến rộng rãi.

Theo dự thảo, nhóm học sinh là "con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 và con của người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945" sẽ được ưu tiên cộng 2 điểm trong tuyển sinh vào lớp 10.

Lý giải về đề xuất này, đại diện ban soạn thảo thông tư cho hay, quy định muốn bao quát hết tất cả các nhóm, trường hợp này là tính cả con đẻ và con nuôi hợp pháp của người hoạt động cách mạng.

Đề xuất được xây dựng căn cứ vào Nghị định 131 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. "Có thể xảy ra tình huống người tham gia hoạt động cách mạng từ 15 tuổi nhưng đến 70 - 80 tuổi, thậm chí nhiều tuổi hơn mới nhận con nuôi. Ban soạn thảo tính toán kỹ và cho rằng vẫn có khả năng nên đưa vào để không bỏ sót người đáng được hưởng chế độ ưu tiên, nhằm đảm bảo quyền lợi", vị này nói.

Cùng đó, thông tư hiện hành (Thông tư số 11 năm 2014 của Bộ GD&ĐT) về quy chế tuyển sinh THCS, THPT cũng quy định đối tượng được cộng điểm ưu tiên gồm:

Nhóm đối tượng 1: Con liệt sĩ; con thương binh mất sức lao động 81% trở lên; con bệnh binh mất sức lao động 81% trở lên; con của người được cấp "giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên".

Nhóm đối tượng 2: Con của anh hùng lực lượng vũ trang, con của anh hùng lao động, con của bà mẹ Việt Nam anh hùng; con thương binh mất sức lao động dưới 81%; con bệnh binh mất sức lao động dưới 81%; con của người được cấp "giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%"; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945, con của người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày Khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

Nhóm đối tượng 3: Người có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số; người dân tộc thiểu số; người học đang sinh sống, học tập ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Bị nhân viên điện lực 'dỏm' lừa 650 triệu đồng và lời cảnh báo từ công an

Công an tỉnh Tiền Giang vừa đưa ra cảnh báo thủ đoạn lừa đảo bằng hình thức giả mạo nhân viên điện lực gọi hỗ trợ cập nhật thông tin.

Theo đó, cách đây vài ngày, anh N. (48 tuổi, ngụ huyện Cai Lậy) bất ngờ nhận được cuộc gọi của một người tự xưng là nhân viên chăm sóc khách hàng điện lực Cai Lậy, yêu cầu anh bổ sung "thông tin căn cước công dân đăng ký dịch vụ điện lực".

Trong lúc nói chuyện, đối tượng đề nghị anh N. kết bạn Zalo để hướng dẫn.

Sau đó, đối tượng gửi cho anh đường link để cập nhật thông tin cá nhân. Đối tượng yêu cầu anh chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng (quét mã QR) để đóng phí hồ sơ. Sau đó, bọn chúng yêu cầu người đàn ông quê Tiền Giang xác thực khuôn mặt để hoàn tất cập nhật thông tin.

Thực hiện xong, anh N. tá hỏa phát hiện 656 triệu đồng trong tài khoản ngân hàng của mình bị chiếm đoạt nên đến công an trình báo.

Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Tiền Giang khuyến cáo, người dân không truy cập vào đường link do đối tượng lạ gửi đến hoặc mã QR chứa link lạ.

Cẩn trọng khi nhận cuộc gọi, tin nhắn từ những người không quen biết. Cảnh giác trước các cuộc gọi yêu cầu cập nhật thông tin CCCD, khai báo thuế điện tử, đăng ký kinh doanh online, cập nhật thông tin điện lực…. vì cơ quan chức năng không hỗ trợ cập nhật thông tin qua điện thoại.

Không thực hiện xác thực khuôn mặt khi sử dụng các ứng dụng mà mình không biết rõ hoặc nghi ngờ giả mạo.

Không chia sẻ thông tin cá nhân lên mạng xã hội ở chế độ công khai, không đăng hình thẻ căn cước, bảo hiểm y tế, giấy đăng ký xe… hoặc các loại giấy tờ có chứa thông tin cá nhân.

Khi phát hiện các trường hợp nghi ngờ lừa đảo cần báo ngay cho Phòng An ninh mạng hoặc công an xã, phường, huyện nơi cư trú để được hướng dẫn.

Người lao động được nhận trợ cấp thôi việc khi nào?

Theo điều 46 Bộ luật lao động 2019, người lao động sẽ được chi trả trợ cấp thôi việc nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Nghỉ việc do chấm dứt hợp đồng lao động theo một trong các trường hợp: Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp phải gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ đối với người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở; đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định, tử hình hoặc bị cấm làm công việc theo bản án, quyết định của Tòa án. Người lao động chết; bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc UBND cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp.

Nếu đủ điều kiện thì mỗi năm làm việc, người lao động sẽ được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. Trợ cấp thôi việc của người lao động được xác định như sau:

Trợ cấp thôi việc = ½ x tiền lương để tính trợ cấp thôi việc x thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc

Theo khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/ 2020 của Chính phủ quy định, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

Cụ thể, thời gian làm việc thực tế là tổng thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động bao gồm: Thời gian người lao động đã trực tiếp làm việc, thời gian thử việc, thời gian được người sử dụng lao động cử đi học, thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về BHXH, thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật…

Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người lao động thuộc diện không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật nhưng được người sử dụng lao động chi trả cùng với tiền lương của người lao động.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng).

Trường hợp có tháng lẻ ít hơn hoặc bằng 6 tháng được tính bằng 1/2 năm, trên 6 tháng được tính bằng 1 năm làm việc.

Một chuyên gia lao động, tiền lương cho biết, trợ cấp thôi việc là khoản tiền người sử dụng lao động chi trả cho người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động. Khoản tiền này sẽ giúp cho người nghỉ việc có thể đảm bảo cuộc sống trong thời gian chờ đợi để kiếm được việc mới.

Tuy nhiên, không phải người lao động nào sau khi nghỉ việc cũng sẽ được nhận khoản tiền trợ cấp này mà phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện hưởng theo quy định của pháp luật lao động.

Đã rõ sự thật 2 trẻ 'mất tích' tại mái ấm Quan Âm ở TPHCM

Ngày 26/12, Công an quận 12, TPHCM cho biết, đã phối hợp cùng cơ quan chức năng tìm được 2 cháu bé mà gia đình trình báo mất tích khi gửi tại mái ấm Quan Âm, đường Nguyễn Thị Búp, phường Hiệp Thành.

Như đã thông tin, chị T. (31 tuổi) và chị A. (33 tuổi) đến công an địa phương trình báo về việc không tìm gặp được con sau khi gửi tại mái ấm Quan Âm, và nghi ngờ bé đã "mất tích".

Được biết, 2 người mẹ này hạ sinh con vào tháng 4 và gửi tại mái ấm Quan Âm từ đó đến nay. Từ đầu tháng 9, chị T. và chị A. tìm đến mái ấm thăm con nhưng không gặp được. Do đó, 2 người mẹ trình báo công an cho rằng, con của mình bị mất tích

Ngay sau khi tiếp nhận trình báo, Công an phối hợp cùng các đơn vị liên quan đã có mặt, kiểm tra mái ấm Quan Âm và làm việc với những người liên quan.

Đại diện mái ấm Quan Âm tường trình, tại mái ấm chỉ được nuôi dưỡng, chăm sóc tối đa 33 trẻ. Do đó, từ tháng 8 đến nay, mái ấm đã đưa 2 bé nói trên đến gửi tại chùa Thanh Nghiêm, tỉnh Bình Phước.

Cơ quan chức năng đã phối hợp đưa 2 bé về lại mái ấm Quan Âm để người nhà được thăm gặp và sau đó tiến hành bàn giao trẻ lại cho gia đình.

Hiện cơ quan chức năng đang kiểm tra toàn diện mái ấm Quan Âm để tiến hành xử lý các vi phạm, nếu có.

Siết quản lý người nổi tiếng quảng cáo sản phẩm

anh-2-nghe-si-2057-1729901366042-1729901366296179766859.jpg

Nhiều nghệ sĩ từng phải xin lỗi khán giả vì quảng cáo không đúng sự thật.

Theo Tiền phong, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đang dự thảo Luật Quảng cáo sửa đổi. Cơ quan soạn thảo tập trung khắc phục tình trạng quảng cáo sai sự thật, bổ sung cơ chế xử lý người nổi tiếng quảng cáo trên mạng xã hội, quảng cáo theo hình thức trải nghiệm. Theo đó, người có ảnh hưởng khi đăng tải ý kiến, cảm nhận về kết quả sử dụng mỹ phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung trên mạng xã hội phải là người đã trực tiếp sử dụng sản phẩm.

Ông Nguyễn Trường Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam khẳng định, Luật Quảng cáo có nội dung liên quan đến người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng bởi độ lan tỏa các bài viết của họ rất lớn. Vì thế, ý thức trách nhiệm cũng phải cao hơn.

"Dự thảo Luật Quảng cáo đề cập nội dung người có ảnh hưởng quảng cáo phải từng trực tiếp sử dụng sản phẩm là rất đúng, có tính răn đe và cũng giúp người nổi tiếng hiểu rằng mỗi thông tin sai lệch bị chuyển tải đều có thể tạo ra mối nguy hiểm cho cộng đồng", ông Nguyễn Trường Sơn nói. Những trường hợp đã biết luật nhưng vẫn cố tình làm sai phải được xử lý nghiêm.

Chuyên gia nhấn mạnh, một sản phẩm quảng cáo được cấu thành bởi các chủ thể như: nhãn hàng trả tiền thuê quảng cáo, đơn vị sản xuất ra sản phẩm quảng cáo, các nền tảng chuyển tải quảng cáo, diễn viên, người chuyển tải thông tin, người tiêu dùng và cơ quan quản lý. Các chủ thể này đều có mối liên quan và chịu trách nhiệm với việc quảng cáo sản phẩm.

"Với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều loại hình quảng cáo xuất hiện. Luật Quảng cáo được sửa đổi, bổ sung sẽ tạo ra hành lang pháp lý, giúp ngành quảng cáo phát triển bền vững, làm trong sạch thị trường quảng cáo", ông Nguyễn Trường Sơn nêu quan điểm.

Khẩn cấp xây dựng cầu Phong Châu mới

khan-cap-xay-dung-cau-phong-chau-moi-27290-17299264558741972020758.jpg

Hình ảnh cầu Phong Châu sau khi bị sập. Ảnh: A.T

Cục trưởng Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ GTVT) vừa ban hành quyết định: Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới, trên quốc lộ 32C bắc qua 2 huyện Tam Nông, Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ).

Quyết định nêu rõ việc ban hành lệnh xây dựng công trình khẩn cấp nhằm kịp thời xử lý vụ việc sập cầu Phong Châu cũ, nhanh chóng giải quyết tình trạng đứt gãy giao thông, khắc phục hậu quả bão lũ.

Việc xây dựng mạng lưới giao thông nhằm sớm kết nối khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân di chuyển giữa hai bờ sông, nối huyện Tam Nông với huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, cùng các địa phương lân cận. Điều này sẽ hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng trong khu vực.

Ban Quản lý dự án Thăng Long được giao là đơn vị quản lý, thực hiện xây dựng công trình cầu Phong Châu mới.

Thời gian xây dựng từ quý IV/2024 đến quý IV/2025 với chi phí dự kiến khoảng 800 tỷ đồng bằng nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2024.

Bộ GTVT yêu cầu Ban quản lý dự án Thăng Long tổ chức lựa chọn các đơn vị đủ điều kiện, năng lực về hoạt động xây dựng để triển khai thực hiện theo quy định hiện hành, xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện dự án theo lệnh khẩn cấp với tiến độ hoàn thành trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng.

Trước đó khoảng 10h ngày 9/9, cầu Phong Châu nối 2 huyện Lâm Thao và Tam Nông bị sập, khiến 2 nhịp cầu rơi xuống lòng sông Hồng. Vụ việc khiến 10 xe (1 xe tải, 2 xe đầu kéo, 6 xe máy, 1 xe máy điện) rơi xuống sông, 8 người mất tích.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020