Chuyên mục  


Cầu vượt bộ hành lắp thang máy đầu tiên tại Việt Nam.

Cầu dài 22 m, rộng 3 m với độ tĩnh không tối thiểu đạt 4,75 m. Bên trong cầu có trang bị hệ thống camera quan sát, đèn chiếu sáng, có 2 tháng máy ở 2 đầu cầu phục vụ lượng lớn bệnh nhân, bác sĩ, người dân... đi lại giữa 2 cơ sở của Bệnh viện Ung Bướu.
 
Được biết cầu bộ hành hiện đại này thường xuyên được nhân viên vệ sinh của bệnh viện quét dọn sạch sẽ.
 
Theo ghi nhận, nhờ có thang máy nên cầu mới rất được người dân ủng hộ. "Tôi quê ở Bình Định, vào đây chữa bệnh hơn 5 tháng. Có thang máy nên đi lại rất tiện, không phải đi vòng từ bệnh viện ra đường để leo bộ lên nên tiết kiệm thời gian và sức khỏe", bà Thu Cúc (bệnh nhân) chia sẻ.
 
Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn thói quen băng ngang qua đường bất chấp dòng xe cộ trước bệnh viện luôn đông đúc. Có những bệnh nhân đi không vững, được người nhà dìu từng bước, vẫn len lỏi giữa dòng xe chứ không lên cầu.
 

Cầu bộ hành mới khánh thành trước cổng Bệnh viện Ung Bướu TPHCM, nơi có lượng phương tiện vô cùng đông đúc. Cầu hoàn thành sau 4 tháng thi công, thay thế cầu cũ đã xuống cấp.

Cầu dài 22 m, rộng 3 m với độ tĩnh không tối thiểu đạt 4,75 m giúp xe cộ dễ dàng lưu thông bên dưới.

Bên trong cầu được trang bị hệ thống đèn chiếu sáng, camera.

Điểm đặc biệt, đây là cầu vượt bộ hành đầu tiên tại TPHCM (và cũng là đầu tiên ở Việt Nam) được trang bị 2 thang máy ở 2 đầu cầu.

Thang máy rộng rãi, có hệ thống máy lạnh.

Nhiều người đã bắt đầu chọn đi qua đường bằng cầu vì có thang máy thuận tiện.

Cây cầu giúp việc đi lại của bệnh nhân và các nhân viên y tế giữa 2 cơ sở của bệnh viện trở nên dễ dàng và an toàn.

Cầu bộ hành luôn được lau dọn mỗi ngày.

Tuy nhiên không rõ vì lý do gì, nhiều người vẫn không đi lên cầu mà chọn cách băng qua đường ken đặc xe cộ.

 Nguyễn Quang

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020