GĐXH - Theo đó, quy định giảm từ 20 năm xuống 15 năm đóng BHXH để hưởng lương hưu hàng tháng sẽ không được áp dụng cho trường hợp nghỉ hưu sớm.
Theo đó, tại Tờ trình Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có đề cập đến căn cứ thực tiễn như sau:
- Chủ hộ kinh doanh: Theo quy định của pháp luật hiện hành, có 02 nhóm hộ kinh doanh như hộ kinh doanh phải đăng ký hộ kinh doanh và hộ không phải đăng ký hộ kinh doanh; trong đó, đặc thù của hộ không phải đăng ký kinh doanh là các hộ hoạt động nhỏ lẻ, không ổn định, có thu nhập thấp. Theo quy định của Luật BHXH 2014 thì chủ hộ kinh doanh không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
- Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố: Theo quy định của pháp luật hiện hành về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thì người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố có không quá 03 chức danh (bao gồm Bí thư chi bộ, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận) được hưởng phụ cấp hằng tháng.
Theo quy định của Luật BHXH 2014 thì chỉ người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc; người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố thuộc đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.
Đề xuất bổ sung thêm 5 nhóm đối tượng tham gia BHXH từ năm 2025.
- Đối với người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã không hưởng lương: Luật BHXH 2014 chỉ mới quy định tham gia BHXH bắt buộc đối với người quản lý doanh nghiệp, người quản lý, điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương; đối với người quản lý doanh nghiệp, người quản lý, điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương" chưa được quy định tham gia BHXH bắt buộc.
Từ căn cứ thực tiễn đó, dự thảo đề xuất bổ sung 5 nhóm lao động phải đóng BHXH bắt buộc gồm:
- Chủ hộ kinh doanh (có đăng ký kinh doanh).
- Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố tương tự như đối với người hoạt động không chuyển trách ở cấp xã.
- Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương.
- Người lao động làm việc không trọn thời gian (người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt).
- Ngoài ra, đối với trường hợp người lao động không giao kết hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận bằng tên gọi nhưng có trả công, tiền lương, và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên, phù hợp với bộ luật Lao động, cũng bắt buộc phải tham gia BHXH.
Theo Bộ LĐ-TB&XH dự kiến đối tượng được mở rộng có cơ hội tham gia BHXH khoảng 3 triệu người.
Bộ LĐ-TB-XH cho rằng, đề xuất trên phù hợp với Nghị quyết 28-NQ/TW yêu cầu mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc sang nhóm đối tượng khác, đồng thời rà soát, mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với các nhóm chủ hộ kinh doanh, người quản lý doanh nghiệp, người quản lý, điều hành hợp tác xã không hưởng lương, người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt. Việc bổ sung các đối tượng giúp mở rộng lưới an sinh xã hội, gia tăng quyền lợi khi các nhóm đối tượng này tham gia BHXH bắt buộc, có tính khả thi trong tổ chức thực hiện.
Bên cạnh đó, cơ quan soạn thảo cho hay, kinh nghiệm quốc tế của Tổ chức Lao động quốc tế và Ngân hàng Thế giới đều thống nhất giải pháp để gia tăng số người tham gia BHXH là phải kết hợp hài hòa 2 biện pháp, đó là: quy định mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và ngân sách nhà nước hỗ trợ người dân tham gia BHXH tự nguyện.