Chuyên mục  


anh-3-17260643422451037539811-0-0-600-960-crop-1726064348470574586506.jpgHà Nam: Sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra

GĐXH - Các địa phương đã di dời hơn 640/2.795 hộ dân cần di dời ra khỏi khu vực nguy hiểm. Tại các địa điểm sơ tán, đã chuẩn bị đầy đủ thực phẩm, thuốc men và nhu yếu phẩm cho sinh hoạt của các hộ dân tránh lũ.

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hà Nam, mực nước trên sông Đáy tại Phủ Lý vào lúc 7 giờ sáng ngày 23/9 đạt 396cm, dưới BĐ3 là 4cm. Đến 10 giờ sáng cùng ngày, mực nước đã dâng lên mức 4,03m, trên mức BĐ3 là 0,03m. Dự kiến mực nước sông Đáy tại Phủ Lý tiếp tục lên và có khả năng đạt đỉnh ở mức 405cm, trên BĐ3 là 5cm vào chiều và tối ngày 23/9.

Đến 14 giờ cùng ngày, mực nước trên sông Đáy tại Phủ Lý là : 4,12 m trên mức báo động III: 0,12 m (theo Quyết định số 05/2020/QĐ-TTg ngày 31/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ mực nước báo động III trên sông Đáy tại trạm thuỷ văn Phủ Lý là 4,00m).

ha-nam-2-1727079418557924758969.jpg

Mực nước trên sông Đáy vượt báo động 3 vào lúc 13 giờ ngày 23/9/2024. (Ảnh: TL)

Do mực nước lũ trên sông Đáy lên cao có nguy cơ ảnh hưởng đến đê bối ven sông, sạt lở đê, kè tại các vị trí xung yếu. Đồng thời, xảy ra ngập lụt vùng ven sông, vùng trũng thấp. Chính vì vậy, khả năng ngập úng tiếp tục còn kéo dài ở một số khu vực sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, vùng dân cư của địa phương; có thể gây khó khăn cho đời sống sinh hoạt, sản xuất của nhân dân; ảnh hưởng tới các hoạt động giao thông đường thủy…

Trước tình hình trên, văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Hà Nam phát tin BĐ3, đề nghị các huyện Kim Bảng, Thanh Liêm, thành phố Phủ Lý chủ động triển khai các phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm đê. Đồng thời, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh yêu cầu các địa phương chủ động triển khai phương án sơ tán dân sinh sống ở vùng bãi sông, đảm bảo an toàn về người và tài sản cho nhân dân; tăng cường công tác tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều theo cấp báo động đúng hướng dẫn tại Thông tư số 01/2009/TT-BNN ngày 6/1/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa lũ.

Theo dõi chặt chẽ diễn biến mực nước trên sông và chủ động triển khai phương án sơ tán dân sinh sống ở vùng bãi sông, đảm bảo an toàn về người và tài sản cho nhân dân. Tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa, lũ để sẵn sàng xử lý các tình huống ngay từ giờ đầu; thông tin, báo cáo kịp thời về Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Nam.

z58215932185226e4fd95453f873d942362044ba5f5602-17260837365151377061738-0-0-1280-2048-crop-17260842850911768566650.jpgHà Nam: Người dân đồng sức, đồng lòng, quyết tâm chiến thắng thiên tai

GĐXH - Đêm ngày 11/9, các hộ dân sinh sống trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã cùng nhau thực hiện các phương án hỗ trợ phòng chống lũ lụt trong tình hình nước ngày càng lên cao. Trước đó, UBND tỉnh Hà Nam đã chỉ đạo các cấp, ngành di dời hơn 640/2.795 hộ dân cần di dời ra khỏi khu vực nguy hiểm

banh-4-1726655963637872178329-11-0-611-960-crop-17266570911101954351187.jpg1000 chiếc bánh tét từ Cần Thơ gửi đến bà con vùng lũ Hà Nam

GĐXH - Bà con Cồn Sơn, Cần Thơ đã dành tặng 1.000 chiếc bánh tét đặc biệt cho những hộ dân đang gặp lũ lụt tại thôn Bồng Lạng, xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.

z58299486259129ec879104b12d9216ae16e1a5ce2c2c7-1726300733338155114588-53-0-1333-2048-crop-17263027741431669140901.jpgLực lượng công an Hà Nam tiếp tục cùng người dân tập trung phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai

GĐXH - Nhanh chóng hỗ trợ di dời người dân và tài sản tại những địa bàn bị ngập, lụt đến nơi an toàn; cùng tham gia gia cố đê điều, thu hoạch lúa hè thu giúp dân… là những hình ảnh đẹp về cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Hà Nam trong những ngày đầu khi mực nước ở các sông trên địa bàn tỉnh dâng cao, có nguy cơ ngập lụt diện rộng.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020