Chuyên mục  


Mới đây, câu chuyện một người đàn ông Ấn Độ bị rắn cắn đã nhanh chóng "ra đòn", "tóm cổ" con vật rồi đem đến bệnh viện đã khiến nhiều người chú ý. Ngay khi đoạn clip về người đàn ông này được đăng tải, nó đã thu hút hàng triệu lượt xem. 

Bị rắn độc cắn, người đàn ông vội tóm lấy con rắn đem đến bệnh viện

Thông tin được đăng tải trên tờ Times Now News cho biết, vụ việc mới xảy ra hôm thứ Ba, 15/10 vừa qua tại làng Mirachak thuộc bang Bihar của Ấn Độ. Hôm đó, anh Prakash Mandal đang nằm trong nhà thì bị một con rắn cắn vào cổ tay trái. 

Được biết, con vật đã cắn anh là rắn lục Russell một loài rắn cực độc. Hiểu được mức độ nghiêm trọng của vấn đề, anh Prakash đã có phản ứng rất nhanh. Thay vì chạy ra xa thì người đàn ông đã tóm lấy con rắn, bóp chặt miệng nó và cứ thế cầm nó đi tới bệnh viện. Các thành viên trong gia đình cũng đi cùng anh để hỗ trợ.

zrc.pngAnh Prakash cầm theo con rắn đến bệnh viện.

Từ hình ảnh được ghi lại, có thể thấy anh Prakash mặc áo ba lỗ màu trắng, bên dưới mặc trang phục truyền thống màu xanh có tên là lungi (tương tự như váy) bước vào bệnh viện. Trên tay người đàn ông là con rắn lục Russell đã bị anh bịt miệng. Đi được vài bước, người đàn ông lại nằm xuống sàn song tay vẫn giữ con rắn bên mình. 

Sự xuất hiện của anh Prakash khi mang theo con rắn độc khá lớn đã khiến các bệnh nhân và nhân viên bệnh viện hoảng sợ, một số người đã nhanh chóng bỏ chạy. Các bác sĩ đã xem xét cẩn thận con rắn rồi sau đó tiêm thuốc giải độc cho anh. Việc mang theo con rắn của anh Prakash đã giúp các bác sĩ xác định chính xác loại rắn đã cắn bệnh nhân và đưa ra được phương án điều trị hiệu quả. 

zrc1.gifzrc3.pngĐang đi, người đàn ông bỗng nằm xuống nhưng tay vẫn giữ chặt con rắn.

Tuy nhiên, việc bắt một con rắn độc như vậy không hề dễ dàng và có thể tiềm ẩn nguy cơ có thêm các vết cắn khác. Do đó, đây là điều không được các chuyên gia khuyến khích. 

Trong khi đó, cư dân mạng đã đổ xô vào phần bình luận để bày tỏ những ý kiến khác nhau của mình, nhưng đa phần bày tỏ sự kinh ngạc trước hành động của người đàn ông. 

"Người ta nói, Bihar không dành cho các tay mơ - và quả thật đúng là như vậy", một người viết. 

"Bihar đúng là nơi mà chuyện gì cũng có thể xảy ra", một người khác bình luận. 

zrc5.jpg(Rắn lục Russel, 1 trong những loài rắn độc nhất rất phổ biến tại Ấn Độ. Nguồn ảnh: Wiki)

Trong đó, theo các chuyên gia, rắn lục Russell (còn gọi là rắn hổ bướm) là một trong 4 loài rắn độc nhất ở Ấn Độ, còn gọi là Tứ đại rắn độc Ấn Độ. Rắn lục Russell dài khoảng 1m2, có màu nâu hoặc nâu xám, đôi khi hơi ngả sang màu da cam, với 3 dải hoa văn màu nâu sẫm hoặc nâu đen chạy dọc cơ thể. 

Đây là loài rắn gây ra phần lớn các vụ rắn cắn và tử vong trên thế giới do nhiều yếu tố như việc nó xuất hiện thường xuyên ở những nơi có con người sinh sống. 

Xử trí ra sao khi bị rắn cắn?

Khi nghi bị rắn lục Russell hoặc các loài rắn khác cắn, bạn cần ghi nhớ một số lưu ý trong cách xử lý khi bị rắn cắn như sau:

- Không sử dụng băng garo cột chặt vào vùng bị cắn, cách này vừa làm đau nạn nhân, vừa cản trở máu lưu thông đến các chi gây hoại tử, rất nguy hiểm 

- Không tùy tiện chườm lạnh, bôi hóa chất, đắp lá cây… lên vết thương hoặc uống thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Chỉ nên làm sạch vết thương bằng xà phòng hoặc nước muối sinh lý

zrc6.jpg

- Không rạch, đâm chích vết thương hoặc cố gắng loại bỏ nọc độc vì có thể sẽ khiến nhiễm trùng nặng hơn. 

- Tránh dùng thức uống có chứa caffeine hoặc rượu vì chúng có thể làm tăng tốc độ hấp thụ nọc độc của cơ thể 

- Không nên cố bắt con rắn. Thay vào đó nên ghi nhớ màu sắc, hình dạng và phương thức tấn công của chúng để có thể mô tả với bác sĩ, thông tin này sẽ có ích trong điều trị. Nếu có điện thoại thông minh bên mình và thuận tiện, hãy chụp ảnh con rắn từ khoảng cách an toàn để giúp việc nhận dạng được dễ dàng hơn. Cuối cùng là nhanh chóng tìm sự trợ giúp y tế. 

page.jpg?width=150Tin
Hà Nội: Giấu bố mẹ mua rắn lục về nuôi làm thú cưng, bé trai bị rắn cắn nguy kịch

Theo Người Đưa Tin

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020