Chuyên mục  


Công điện cũng nêu rõ, theo thông tin của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực đồng bằng Bắc Bộ, hồi 7 giờ ngày 01/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,9 độ Vĩ Bắc; 110,7 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Bắc đảo Hải Nam, cách đất liền các tỉnh Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 360km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 12. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 170km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 24h tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10km, khoảng chiều nay (01/8) bão sẽ đi vào khu vực phía Bắc của Vịnh Bắc Bộ và có khả năng mạnh thêm. Đên 07 giờ ngày 02/8, vị trí tâm bão ở khoảng 21,2 độ Vĩ Bắc; 108,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc Vịnh Bắc Bộ, cách bờ biển Quảng Ninh-Hải Phòng khoảng 110km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 12.

Hà Nội có nguy cơ ngập nặng nhiều nơi do hoàn lưu bão.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6, giật cấp 8): Phía Bắc vĩ tuyến 18,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 114,0 độ Kinh Đông.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 5-10km, đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 07 giờ ngày 03/8, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 21,1 độ Vĩ Bắc; 106,6 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh phía Đông Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 10.

Theo yêu cầu của Chủ tịch UBND thành phố, các cấp, ngành, đơn vị tổ chức ứng trực 24/24h; theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão số 3, tình hình mưa, lũ, úng ngập, sự cố thiên tai trên địa bàn, kiểm tra các trọng điểm xung yếu, các công trình xây dựng, đặc biệt là các công trình đang thi công, hồ đập, công trình thủy lợi; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, trang thiết bị, phương tiện theo phương châm "3 sẵn sàng, 4 tại chỗ, 5 không", chủ động ứng phó kịp thời mọi diễn biến của bão, mưa, lũ, úng ngập, sự cố thiên tai, bảo đảm an toàn công trình, tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão gây ra.

Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã theo dõi chặt chẽ tình hình bão số 3, mưa lũ, úng ngập sự cố thiên tai trên địa bàn; tăng cường kiểm tra hệ thống đê kè, cống, hồ, đập, công trình thủy lợi, các công trình xây dựng, các khu nhà ở, kịp thời phát hiện, xử lý ngay những hư hỏng, sự cố, bảo đảm an toàn công trình; kịp thời thực hiện đồng bộ các biện pháp tiêu úng, bảo vệ phục hồi sản xuất.

Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội được yêu cầu tập trung kiểm tra, rà soát hệ thống công trình tiêu nước khu vực nội thành, giải tỏa ngay các vật cản làm ách tắc, cản trở dòng chảy, bảo đảm thông thoáng; triển khai các biện pháp tiêu thoát nước, chống úng ngập khu vực nội thành; tập trung xử lý kịp thời tiêu thoát nước tại các điểm úng ngập cục bộ.

Công ty TNHH một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội rà soát, kiểm tra, cắt tỉa ngay cây nặng tán, chặt hạ những cây xanh có nguy cơ đổ, gãy, mất an toàn; kịp thời giải tỏa cây đổ, không để ùn tắc giao thông...

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, đơn vị khác nhằm chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả do bão, mưa lũ gây ra.

Lê Bảo

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020