Chuyên mục  


base64-1733025823754301851960.jpeg

Các cô dì, chị em phụ nữ thành phố Cao Lãnh gói bánh tét cúng lễ giỗ lần thứ 95 cụ Nguyễn Sinh Sắc - Ảnh: TỐNG DOANH

Đám giỗ ở miền Tây thường tổ chức cúng hai buổi, chiều hôm trước gọi là mâm tiên, sáng hôm sau gọi là mâm chánh.

Cả nhà quây quần gói bánh tét

Đám giỗ, các con cháu trong gia đình sẽ tụ họp về trước một ngày. Và chiều đó sẽ có bữa cơm gia đình gọi là mâm tiên với các món ăn quen thuộc như canh hầm khổ qua, thịt vịt kho gừng, món xào, món mặn...

Ngày cúng mâm tiên, các cô dì sẽ thức dậy từ sớm để chuẩn bị gói bánh tét, bánh ít cúng đám giỗ. Con cháu đứa nào sắp xếp về sớm tham gia gói bánh thì gia đình đó đông vui và hãnh diện lắm.

base64-17330258239041208368056.jpeg

Rọc lá chuối chuẩn bị gói bánh tét

Để gói bánh tét, từ hai ba ngày trước, mẹ và bà ở nhà đi ra vườn chọc lá chuối, đem phơi một nắng cho héo rồi rọc lá, cọng để riêng.

Lá rọc ra xong không rửa nước mà lấy khăn lau sạch bụi và phấn dính trên hai mặt, sau đó xé nhỏ thành nhiều cỡ lớn nhỏ để gói bánh. Phần cọng chuối sẽ được chẻ thành sợi nhỏ rồi tiếp tục đem phơi khô dùng để nứt (buộc) bánh tét.

Nếp được ngâm một đêm trước ngày gói bánh, đến sáng sớm hôm sau đem vo thật sạch, để ráo nước rồi trộn với đậu đen, dừa khô, nước lá dứa (tạo màu xanh, thơm), nêm thêm chút muối, đường. Xong phần vỏ bánh tét.

base64-17330258239391138839209.jpeg

Phần nếp gói bánh tét được trộn với lá dứa tạo màu xanh và mùi thơm nhè nhẹ khi ăn

Phần nhân bánh thông thường có hai loại: nhân chuối và nhân đậu xanh. Sau này có thêm biến tấu nhiều loại nhân khác như: nhân ngọt (đậu xanh trộn thêm đường thốt nốt), nhân thịt heo đậu xanh, nhân mỡ heo đậu xanh.

Khâu gói bánh là quan trọng nhất, thường do các bà cô dì có tay nghề lâu năm phụ trách, còn phần nức (buộc) bánh để cho các con cháu nhỏ tuổi tham gia mần cho vui nhà vui cửa.

Cả nhà quây quần từ sáng sớm đến trưa nắng lên thì việc gói bánh mới xong, tùy theo số lượng bánh và số người tham gia.

Bánh tét nấu 6-8 tiếng thì chín, sẽ vớt ra đem cúng lên bàn thờ ông bà cùng với các loại hoa, trái cây khác.

Làm bánh ít thì đơn giản hơn, nhưng cũng qua nhiều công đoạn: pha bột gạo làm vỏ bánh, nấu đậu xanh làm nhân, dùng lá chuối gói, hấp chín. Bánh ít làm nhanh và nhanh chín hơn, cho nên nhà nào làm đám giỗ nhỏ gọn thì chỉ gói bánh ít.

base64-1733025823982102779405.jpeg

Những đòn bánh tét nức bằng dây chuối chắc chắn để khi nấu không bị thấm nước vào bên trong

Trước cúng ông bà, sau cho hàng xóm

Sáng sớm hôm của ngày chính giỗ, mâm cúng chính của ngày giỗ được bày lên bàn cúng gia tiên với các món ăn đa đạng và cầu kỳ hơn như cà ri, thịt kho hột vịt, lẩu, cù lao, bánh xèo, bánh tét, bánh ít...

base64-1733025824021698331300.jpeg

Những cái bánh ít vừa hấp chín bày ra sề, tiếp tục hấp mẻ bánh khác

Bánh tét, bánh ít được xem như món ăn truyền thống không thể thiếu trong các lễ giỗ ở miền Tây. Khách đến sớm, gia chủ bưng ra dĩa bánh bày lên bàn, kèm với nước trà nóng, ngồi chuyện trò hỏi thăm nhau chờ nhập tiệc.

Sau tiệc giỗ trở về, trên tay mỗi vị khách họ hàng thân hữu cầm về túi to, túi nhỏ có đòn bánh tét và mấy cái bánh ít làm quà cho con cháu nhỏ ở nhà.

Đây được xem như nét văn hóa độc đáo ở nơi đây, hễ mấy đứa nhỏ đi học về thấy đòn bánh tét thì tự hiểu ra, xóm mình hôm nay có đám giỗ.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020