Chuyên mục  


tien-buoc-duoi-quan-ky--1733017700192880839185.png

Hai người dẫn chương trình và Trung tướng Phạm Phú Thái

Chương trình truyền hình đặc biệt Tiến bước dưới quân kỳ phát tối 30-11 trên VTV1 do Ban Thời sự, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) thực hiện, hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân.

Đội quân anh hùng của một đất nước anh hùng

Tiến bước dưới quân kỳ là chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt gồm hai phần: Bản hùng ca bất diệtSáng mãi anh bộ đội Cụ Hồ.

Bên cạnh những giai điệu hào hùng đi cùng năm tháng, là các câu chuyện và ký ức của người lính bộ đội cụ Hồ.

Đó là những người hiên ngang tiến bước dưới quân kỳ, sẵn sàng vượt qua muôn vàn gian khổ, hy sinh để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc thiêng liêng…

Họ đã viết nên bản hùng ca bất diệt, giúp chúng ta thêm hiểu, thêm tự hào về một lực lượng quân đội của nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu.

z6085143266581adb1cc62ea0ca7630b272acd6fd08a54-1733011865284888184604.jpg

Trọng Tấn với ca khúc Đêm Trường Sơn Nhớ Bác - Ảnh: VTC

Những người thực hiện chương trình đã đi tìm, lắng nghe và kể câu chuyện của những cựu chiến binh, mẹ Việt Nam anh hùng.

Đó là câu chuyện của Trung tướng Phạm Phú Thái - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, người từng trực tiếp chiến đấu, bắn rơi 4 máy bay Mỹ, được tặng thưởng 4 Huy hiệu Bác Hồ và nhiều huân huy chương cao quý khác trong cuộc đời binh nghiệp của mình...

Hay chuyện bà Lê Thị Minh Thủy, người phụ nữ Việt Nam trẻ tuổi nhất được phong Bà mẹ Việt Nam anh hùng (57 tuổi). Cả chồng và con trai của bà đều công tác trong lực lượng Không quân và hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.

Hay chuyện bà Đặng Thị Chính Giang, con gái Thiếu tướng Đặng Trần Đức kể về bố mẹ mình. "Bố nói với mẹ phải lấy một người để che đậy lý lịch để đi làm công tác. Mẹ tôi kể cũng choáng váng, mất mát. 

Bố nói với mẹ chỉ mất 2 năm thôi, lại sum họp nhưng sau quyết định đó, 21 năm sau, cụ bà mới gặp được cụ ông", bà Giang tâm sự "có người nghĩ mẹ tôi bị chồng bỏ, bố tôi phản quốc".

Bà nói "21 năm chưa thấy mẹ tôi khóc. Mẹ nói bố con không phải phản quốc. Con cứ tin thế".

z6085692593458e5f0829353b1e7dd63f9769dd841d5ad-1733012619021759277070.jpg

Bà Đặng Thị Chính Giang kể về bố mẹ bà - Ảnh chụp màn hình

Những lá thư thời chiến gây xúc động mạnh

Chương trình khiến không ít khán giả xúc động khi nhắc đến những bức thư thời chiến của chồng gửi vợ, con gửi mẹ, em gửi anh trai…

Đó là lá thư của ba chiến sĩ Tiểu đội 1, Trung đội "Ký Con", Trung đoàn Bình Giã, Quân giải phóng miền Nam để lại giữa cánh rừng nguyên sinh thượng nguồn sông Đồng Nai bên cạnh hài cốt của họ.

Trong đó có đoạn: "Chúng tôi mong được ghi nhận rằng chúng tôi đã từng sống, chiến đấu và đã chết trong một mùa xuân giữa đất trời như trăm ngàn cái chết của người Việt Nam chân chính cho Tổ quốc và dân tộc sống còn".

z6085690462149f3547d8b9486ec7567576d5477dfd8e8-1733012657678817491760.jpg

Những lá thư tướng Hoàng Đan gửi vợ được con ông tuyển và đưa vào cuốn Thư cho em - Ảnh chụp màn hình

Bên cạnh di vật của ba đang được trưng bày tại không gian Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam, ông Hoàng Nam Tiến, con trai út của Thiếu tướng Hoàng Đan đọc lại những lá thư ba viết cho mẹ, bà An Vinh, thể hiện tình yêu, nỗi nhớ và khát vọng đoàn tụ..

Trong đó có lá thư ngày 5-11-1974 viết: "Em, từ một địa điểm cách em đúng ngàn dặm. Trong chiến hào bên bên súng địch - ta vẫn nổ, anh viết thư cho em. Vợ chồng nào cũng thương cũng nhớ nhưng anh vẫn cảm thấy vợ chồng mình thg nhớ nhau nhiều nhất. Nhiều người nói khi đứng tuổi thì niềm thương nỗi nhớ cũng đứng lại. Anh thì thấy ngược lại..

Sau này, bằng ký ức và lá thư gửi về, ông Hoàng Nam Tiến đã tổng hợp và giới thiệu lại trong cuốn sách Thư cho em xuất bản cách đây không lâu.

z608569149604147c90bd1f2ba6ebbd02aadb751008a2d-17330127028641451821969.jpg

Ông Hoàng Nam Tiến - Ảnh chụp màn hình

Ông kể trong các lá thư gửi mẹ, ba ông thường kết bằng câu "anh thương em", "anh nhớ em" nhưng có một lá thư rất đặc biệt ngày 1-4-1975, ông lại kết bằng "Anh rất khỏe. Hẹn ngày gặp em trong chiến thắng".

"Khi tôi đọc, chợt nhận ra tình yêu đôi lứa, tình yêu vợ chồng, tình yêu gia đình thấm đượm tình yêu đất nước. 

Đã có một thời kỳ, người ta biết vì đất nước họ có thể sống xa nhau nhưng đồng thời không thể tách rời hạnh phúc gia đình, tình yêu vợ chồng, tình yêu đôi lứa", con trai Thiếu tướng nói.

Chương trình cũng nhắc lại trích đoạn trong thư của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm gửi mẹ ngày 10-6-1970: "Mẹ yêu ơi, nếu như con có thể phải ngã xuống vì ngày mai thắng lợi thì mẹ hãy khóc ít thôi mà hãy tự hào vì các con đã sống xứng đáng. Đời người ai cũng chết một lần".

Hay bức thư của Thượng úy Đỗ Sâm (quân khu 5) gửi vợ trước khi lên chiến trường Tây Nguyên chiến đấu, trong đó có câu: "Anh em mình cùng cố gắng trong đại gia đình vệ quốc" đều thấm đẫm tình riêng trong tình chung.

z6085135104590c994a02e706bbfae97bdf03f55b1e00c-17330127695001973759832.jpg

Tùng Dương hát Màu hoa đỏ (Thuận Yến) - Ảnh chụp màn hình

Loạt ca khúc quen của một thời trở lại

Không chỉ có những câu chuyện, tư liệu, chương trình truyền hình Tiến bước dưới quân kỳ cũng làm sống dậy nhiều ca khúc đi cùng năm tháng gắn liền với quân đội nhân dân Việt Nam.

Nhạc sĩ Doãn Nho, nghệ sĩ Tự Long và tốp ca trung đoàn 102, sư đoàn 308 mở màn với Tiến bước dưới quân kỳ.

Đây là ca khúc chủ đề, cũng là một trong những bài hát truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam do nhạc sĩ Doãn Nho sáng tác sau khi đặt chân tới đồi A1, chiến trường Điện Biên Phủ, 2 năm sau khi chiến dịch kết thúc.

Tự Long còn ngâm một bài thơ rất nổi tiếng là Đồng chí của Chính Hữu.

Ngoài racòn cónhiềuca khúc quen thuộc như Hát mãi khúc quân hành, Đêm Trường Sơn nhớ Bác, Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân, Áo mùa đông, Hò kéo pháo, Cô gái mở đường, Bài ca không quên, Bước chân trên dãy Trường Sơn, Dáng đứng Việt Nam, Màu hoa đỏ…

Không chỉ các văn công, khán giả gặp được nhiều thế hệ ca sĩ, từ Quang Thọ, Trần Hiếu, Trọng Tấn… tới Hồ Quỳnh Hương, Tùng Dương...

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020