Rừng tràm Trà Sư được chọn là bối cảnh phục dựng khu chợ nổi miền Tây trong phim đang chiếu rạp 'Đất rừng phương Nam'. Tận dụng một phần cảnh quan sẵn có, đoàn phim dựng thêm khu chợ, hàng quán, cửa tiệm dọc hai bên bờ cùng hàng chục ghe thuyền buôn bán trên sông. Nơi đây lên hình vài lần, đóng vai trò quan trọng với diễn biến phim, gắn liền các nhân vật bé An, thằng Cò, bé Xinh, ông Tiều, dì Tư Mắm, bác Ba Phi, bà Tư Ù. Ảnh: Galaxy Studio
Rừng tràm Trà Sư được chọn là bối cảnh phục dựng khu chợ nổi miền Tây trong phim đang chiếu rạp 'Đất rừng phương Nam'. Tận dụng một phần cảnh quan sẵn có, đoàn phim dựng thêm khu chợ, hàng quán, cửa tiệm dọc hai bên bờ cùng hàng chục ghe thuyền buôn bán trên sông. Nơi đây lên hình vài lần, đóng vai trò quan trọng với diễn biến phim, gắn liền các nhân vật bé An, thằng Cò, bé Xinh, ông Tiều, dì Tư Mắm, bác Ba Phi, bà Tư Ù. Ảnh: Galaxy Studio
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng khảo sát năm 2021 và chọn rừng tràm Trà Sư làm bối cảnh mở màn cho đợt bấm máy của phim cuối năm ngoái. Đây là một trong các đại cảnh tốn tiền nhất của phim với sự góp mặt của hơn 300 diễn viên quần chúng. Ảnh: Galaxy Studio
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng khảo sát năm 2021 và chọn rừng tràm Trà Sư làm bối cảnh mở màn cho đợt bấm máy của phim cuối năm ngoái. Đây là một trong các đại cảnh tốn tiền nhất của phim với sự góp mặt của hơn 300 diễn viên quần chúng. Ảnh: Galaxy Studio
Cây cầu nối hai bờ sông trong phim vốn là đường dẫn vào bến thuyền của rừng Trà Sư ngoài đời. Trên bờ, một số biển hiệu đạo cụ của phim được giữ nguyên trạng. Ảnh: Phong Kiều
Cây cầu nối hai bờ sông trong phim vốn là đường dẫn vào bến thuyền của rừng Trà Sư ngoài đời. Trên bờ, một số biển hiệu đạo cụ của phim được giữ nguyên trạng. Ảnh: Phong Kiều
Một góc bối cảnh của phim hiện được lưu lại, với quầy bán thịt, biển hiệu cầm đồ của ông Ba Sang (NSƯT Trung Dân đóng). Bên dưới là một chiếc thuyền neo đậu mô phỏng. Ban quản lý rừng tràm Trà Sư căng bandroll hai bên bờ in dòng chữ 'Phim trường Đất rừng phương Nam', để lưu giữ kỷ niệm. Cách làm này giống với địa điểm quay bom tấn 'Kong: Đảo Đầu Lâu' ở Ninh Bình.
Trả lời Ngôi Sao, hướng dẫn viên du lịch Lý Thiện Phong cho hay ngày đoàn phim Đất rừng phương Nam về đây, bà con địa phương nô nức đăng ký làm quần chúng và xem đoàn phim làm việc. Ảnh: Phong Kiều
Một góc bối cảnh của phim hiện được lưu lại, với quầy bán thịt, biển hiệu cầm đồ của ông Ba Sang (NSƯT Trung Dân đóng). Bên dưới là một chiếc thuyền neo đậu mô phỏng. Ban quản lý rừng tràm Trà Sư căng bandroll hai bên bờ in dòng chữ 'Phim trường Đất rừng phương Nam', để lưu giữ kỷ niệm. Cách làm này giống với địa điểm quay bom tấn 'Kong: Đảo Đầu Lâu' ở Ninh Bình.
Trả lời Ngôi Sao, hướng dẫn viên du lịch Lý Thiện Phong cho hay ngày đoàn phim Đất rừng phương Nam về đây, bà con địa phương nô nức đăng ký làm quần chúng và xem đoàn phim làm việc. Ảnh: Phong Kiều
Rừng tràm Trà Sư là khu du lịch sinh thái thuộc thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang, cách trung tâm thành phố Châu Đốc khoảng 40 phút ngồi ô tô. Nơi đây vốn là một vùng đầm lầy hoang hóa, chỉ có lục bình và cỏ dại. Năm 1983, chính quyền địa phương thử nghiệm trồng rừng tràm tại đây để điều hòa hệ sinh thái vùng Thất Sơn, đồng thời làm nơi cho các loài chim, cò về cư trú. Ảnh: Phong Kiều
Rừng tràm Trà Sư là khu du lịch sinh thái thuộc thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang, cách trung tâm thành phố Châu Đốc khoảng 40 phút ngồi ô tô. Nơi đây vốn là một vùng đầm lầy hoang hóa, chỉ có lục bình và cỏ dại. Năm 1983, chính quyền địa phương thử nghiệm trồng rừng tràm tại đây để điều hòa hệ sinh thái vùng Thất Sơn, đồng thời làm nơi cho các loài chim, cò về cư trú. Ảnh: Phong Kiều
Trên nền diện tích 845 ha, một phần nhỏ bên ngoài của rừng được khai thác du lịch từ năm 2017. Sâu bên trong là khu vực bảo tồn thực vật, chim và cá; du khách không thể tiếp cận. Ảnh: Phong Kiều
Trên nền diện tích 845 ha, một phần nhỏ bên ngoài của rừng được khai thác du lịch từ năm 2017. Sâu bên trong là khu vực bảo tồn thực vật, chim và cá; du khách không thể tiếp cận. Ảnh: Phong Kiều
Ngồi thuyền thưởng lãm rừng Trà Sư, du khách bước vào chốn tĩnh tại, trong lành với cảnh quan phủ sắc xanh cây lá và không gian văng vẳng tiếng chim chóc.
Thảm thực vật nơi đây đa dạng với cây tràm, lục bình, rau nhút, hoa dừa cạn, hoa dừa nước, sen, dương xỉ. Đất lành chim đậu, rừng là nơi trú ngụ của 70 loài chim, cò và 40 loài cá. Buổi chiều mỗi ngày, cò, vạc, chích cồ tấp nập bay về. Hai loài trong sách đỏ của Việt Nam - cò Ấn Độ và chim điên điển - cũng được tìm thấy ở rừng tràm Trà Sư. Ảnh: Phong Kiều
Ngồi thuyền thưởng lãm rừng Trà Sư, du khách bước vào chốn tĩnh tại, trong lành với cảnh quan phủ sắc xanh cây lá và không gian văng vẳng tiếng chim chóc.
Thảm thực vật nơi đây đa dạng với cây tràm, lục bình, rau nhút, hoa dừa cạn, hoa dừa nước, sen, dương xỉ. Đất lành chim đậu, rừng là nơi trú ngụ của 70 loài chim, cò và 40 loài cá. Buổi chiều mỗi ngày, cò, vạc, chích cồ tấp nập bay về. Hai loài trong sách đỏ của Việt Nam - cò Ấn Độ và chim điên điển - cũng được tìm thấy ở rừng tràm Trà Sư. Ảnh: Phong Kiều
Thăm Trà Sư, du khách có hai lựa chọn: xuồng máy hoặc xuồng chèo tay với giá vé đồng đều 50.000/khách mỗi loại. Mỗi xuồng máy chở được 14-16 người.
Rừng tràm đẹp nhất từ tháng 9 đến tháng 11, bởi đó là mùa nước nổi và thời tiết đã bớt mưa, nắng nhẹ, gió mát. Ba tháng cuối năm, đông khách Âu, Mỹ, Australia chọn đây làm một trong những điểm dừng chân khi tới Việt Nam. Trong khi đầu hè và Tết Nguyên đán, thắng cảnh đón nhiều khách nội địa. Ảnh: Lý Thiện Phong
Thăm Trà Sư, du khách có hai lựa chọn: xuồng máy hoặc xuồng chèo tay với giá vé đồng đều 50.000/khách mỗi loại. Mỗi xuồng máy chở được 14-16 người.
Rừng tràm đẹp nhất từ tháng 9 đến tháng 11, bởi đó là mùa nước nổi và thời tiết đã bớt mưa, nắng nhẹ, gió mát. Ba tháng cuối năm, đông khách Âu, Mỹ, Australia chọn đây làm một trong những điểm dừng chân khi tới Việt Nam. Trong khi đầu hè và Tết Nguyên đán, thắng cảnh đón nhiều khách nội địa. Ảnh: Lý Thiện Phong
Thuyền chèo tay chỉ dành cho ba khách một thuyền, mang lại cảm giác thư thái khi trôi lững lờ, lướt qua những hàng cây tràm, bạch đàn cao vút hay len qua từng đám bèo mọc kín mặt sông.
Rừng hiện có 40 chiếc thuyền chèo tay. Người lái thuyền đa phần là nông dân, được ban quản lý tạo điều kiện tới đây kiếm thêm những ngày rảnh việc đồng áng. Ảnh: Thiên Hương
Thuyền chèo tay chỉ dành cho ba khách một thuyền, mang lại cảm giác thư thái khi trôi lững lờ, lướt qua những hàng cây tràm, bạch đàn cao vút hay len qua từng đám bèo mọc kín mặt sông.
Rừng hiện có 40 chiếc thuyền chèo tay. Người lái thuyền đa phần là nông dân, được ban quản lý tạo điều kiện tới đây kiếm thêm những ngày rảnh việc đồng áng. Ảnh: Thiên Hương
Một góc nhỏ của rừng tràm Trà Sư. Video: Phong Kiều
Phong Kiều