Chuyên mục  


Sau 3 năm đại dịch Covid-19, Ngày thơ Việt Nam 2023 trở lại với chủ đề "Nhịp điệu mới". Ngày thơ Việt Nam 2023 thể hiện ước vọng, thông điệp hướng tới tương lai tràn đầy hy vọng về những điều tốt đẹp khi đất nước chúng ta đã vượt qua đại dịch thế kỷ, cuộc sống bình thường mới trở lại với nhịp điệu, khí thế và niềm tin mới cùng sự phục hồi mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội.

Sau 18 năm tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Ngày thơ Việt Nam lần đầu tiên được diễn ra tại Hoàng Thành Thăng Long - Di tích quốc gia đặc biệt được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản Văn hóa Thế giới.

Nói về việc chuyển địa điểm, Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho biết: "Việc chuyển địa điểm tổ chức Ngày thơ từ Văn Miếu - Quốc Tử Giám đến Hoàng Thành Thăng Long và những không gian khác trong cả nước vào những năm tiếp theo chỉ là một cách làm cho người yêu thơ ở nhiều nơi có cơ hội tham gia trực tiếp sự kiện thơ ca này".

Trong khuôn khổ sự kiện, Hội Nhà văn Việt Nam đã trưng bày nhiều cuốn sách quý, ra đời cách đây gần một thế kỷ như tác phẩm "Việc làng" của nhà văn Ngô Tất Tố, "Đất chuyền" của nhà văn Nguyễn Khắc Thứ, tập thơ "Gửi người mai sau"...

img6017-1675588726297.jpg

Nhiều cuốn sách quý của các nhà thơ được trưng bày tại sự kiện (Ảnh: Tuyết Nhi).

Những tác phẩm của các nhà thơ nổi tiếng được lưu giữ cẩn thận (Ảnh: Tuyết Nhi).

Tại khu Nhà Ký ức, Ban Tổ chức cũng trưng bày các hiện vật đặc biệt của các nhà thơ tên tuổi qua nhiều thời kỳ của văn học Việt Nam do Bảo tàng Văn học Việt Nam cung cấp như đồ dùng cá nhân, tài liệu, tập thơ của nhiều nhà thơ nổi tiếng như Xuân Diệu, Giang Nam, Lưu Trọng Lư...

Các hiện vật, kỷ vật đặc biệt của các nhà thơ tên tuổi qua nhiều thời kỳ của Văn học Việt Nam được lưu giữ tại Nhà ký ức (Ảnh: Tuyết Nhi).

Bản tóm tắt những dấu mốc trong cuộc đời và sự nghiệp của các nhà thơ Huy Cận, Thế Lữ, Nguyễn Bính, Xuân Diệu, Hữu Thỉnh... (Ảnh: Tuyết Nhi).

Cặp da của nhà thơ Xuân Diệu được trưng bày tại Nhà ký ức (Ảnh: Tuyết Nhi).

Thư của nhà thơ Xuân Quỳnh gửi nhà thơ Lưu Quang Vũ năm 1988, đặt cạnh bản thảo viết tay bài Hoa vàng ở lại (Lưu Quang Vũ) (Ảnh: Tuyết Nhi).

Máy đánh chữ của nhà thơ Thi Hoàng (Ảnh: Tuyết Nhi).

Balo của nhà thơ Giang Nam sử dụng trong thời kỳ ở chiến trường Miền Nam (Ảnh: Tuyết Nhi).

Một số vật dụng ở chiến trường của nhà thơ Thanh Quế và nhà thơ Giang Nam (Ảnh: Tuyết Nhi).

Máy đánh chữ của nhà thơ Hồ DZểnh (Ảnh: Tuyết Nhi).

Túi mây đựng các bản thảo của nhà thơ Tú Mỡ (Ảnh: Tuyết Nhi).

Máy khâu của nhà thơ Y Phương (Ảnh: Tuyết Nhi).

Không gian Ngày thơ gồm toàn bộ khu vực sân Đoan Môn của Hoàng Thành. Người yêu thơ được chào đón tại Cổng thơ - một thiết kế cách điệu của họa sĩ Phạm Hà Hải để bước vào Cõi thơ, Đường thơ, Quán thơ (Ảnh: Tuyết Nhi).

Qua Cổng thơ, khán giả sẽ dạo bước trên Đường thơ để thưởng lãm 100 câu thơ hay của thi ca Việt Nam, được viết trên giấy dó tạo hình thành những chiếc quạt - cánh bướm (Ảnh: Tuyết Nhi).

Những câu thơ được giới thiệu tại đây là những câu thơ chứa đựng lý tưởng sống, sự khao khát của tình yêu (Ảnh: Tuyết Nhi).

Song song với Đường thơ, phía phố Nguyễn Tri Phương là Đường sách, với khoảng 40 ki-ốt dành cho các Nhà xuất bản, Công ty Văn hóa, phát hành sách; công chúng tham quan và mua các tác phẩm văn học, các tuyển tập thi ca cổ điển và đương đại (Ảnh: Tuyết Nhi).

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020