Chuyên mục  


hinh-anh-thieu-ta-archimedes-patti-ke-chuyen-la-nguoi-nuoc-ngoai-dau-tien-duoc-doc-ban-tuyen-ngon-doc-lap-cua-nuoc-viet-nam-dan-chu-cong-hoa-17259012680391532790303.png

Hình ảnh thiếu tá Archimedes Patti kể chuyện là người nước ngoài đầu tiên được nghe bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Ảnh chụp màn hình

Trong chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt với chủ đề Việt Nam giang sơn gấm vóc do Đại Phát thanh Truyền hình Hà Nội thực hiện tại Cung Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội) và phát trực tiếp trên kênh H1 của đài, ông Archimedes L.A. Patti xuất hiện trong đoạn phim tư liệu kể về ấn tượng của ông khi được nghe Bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt.

Bác Hồ "nhỏ nhắn trong tầm cỡ, nhưng vĩ đại trong sự hoan hô của nhân dân"

Đó là vào cuối tháng 8-1945, ông Archimedes L.A. Patti có mặt tại Hà Nội để thực hiện nhiệm vụ giải cứu tù binh và chuẩn bị cho việc giải giáp quân Nhật tại Bắc Đông Dương.

Và ông đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời với tư cách là người nước ngoài đầu tiên đến nghe bản dự thảo Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ ông bố tại buổi lễ ở Hà Nội sau đó một tuần.

Buổi gặp gỡ ấy là vào ngày 26-8-1945.

"Khi ấy tôi thực sự sững sờ khi đọc được những dòng chữ đầu tiên trong bản Tuyên ngôn: 

"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do, và quyền mưu cầu hạnh phúc…".

Quả thật khi đó tôi đã không tin nổi những gì vừa đọc", ông Archimedes L.A. Patti kể trong đoạn phim tư liệu phát trong chương trình.

Ông Archimedes L.A. Patti còn là một trong số ít người nước ngoài được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời dự lễ công bố Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ngày 2-9-1945.

Sau này, trong cuốn sách Tại sao Việt Nam - Khúc dạo đầu của chim hải âu Mỹ (Why Viet Nam? - Prelude to America's Albatross) do University of California Press xuất bản năm 1980, NXB Đà Nẵng in năm 2008 theo bản dịch của Lê Trọng Nghĩa, ông đã kể lại tỉ mỉ, sinh động về buổi lễ long trọng ấy cũng như không khí Hà Nội trong ngày lịch sử.

Trong đó ông dành những lời vô cùng trân trọng cho Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Ông Hồ ngồi yên mỉm cười, nhỏ nhắn trong tầm cỡ, nhưng vĩ đại trong sự hoan hô của nhân dân".

hinh-anh-tu-lieu-bac-si-tran-duy-hung-chu-tich-uy-ban-hanh-chinh-ha-noi-ke-ve-ngay-2-9-1945-17259012680471980579853.png

Hình ảnh tư liệu bác sĩ Trần Duy Hưng - chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội kể về ngày 2-9-1945 - Ảnh chụp màn hình

Bác sĩ Trần Duy Hưng: Những tiếng hô "bằng trái tim của trên 30 vạn người"

Chương trình Việt Nam giang sơn gấm vóc còn phát phim tư liệu ghi hình ảnh bác sĩ Trần Duy Hưng (chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội) kể chuyện này 2-9 lịch sử 79 năm về trước.

Ông kể, dân số Hà Nội lúc đó chỉ có 240.000 dân người nhưng cuộc mít tinh ngày 2-9-1945 có tới trên 30 vạn người tham gia vì người ngoại ô và các tỉnh kéo về Hà Nội đông hơn dân số Hà Nội.

"Chỉ có hai cây số thôi mà chúng tôi phải đi mất hơn một giờ đồng hồ vì đồng bào cứ muốn ồ vào để hoan hô Hồ Chủ tịch và muốn biết Hồ Chủ tịch là ai…

Giữa lúc đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác dừng lại hỏi: "Tôi nói đồng bào nghe rõ không?" Câu ấy rất đơn giản thôi nhưng đi vào trong lòng quần chúng nhân dân.

Sau một phút im lặng thì tất cả cùng hô to: "Thưa có". Rồi Bác mới đọc tiếp.

Lúc bấy giờ tất cả chúng tôi đều hô một câu: "Việt Nam độc lập muôn năm! Hồ Chủ tịch muôn năm! Độc lập hay là chết".

Có thể nói là không phải chỉ hô bằng cái miệng mà tất cả bằng trái tim của trên 30 vạn người", ông Trần Duy Hưng kể.

cac-nghe-si-hat-trich-doan-truong-ca-con-duong-cai-quan-1725901268050699253960.png

Con đường cái quan của Phạm Duy được dựng hoạt cảnh công phu - Ảnh chụp màn hình

Hoạt cảnh công phu trường ca Con đường cái quan của Phạm Duy

Không chỉ dấu mốc lịch sử chói lọi ngày 2-9-1945, chương trình Việt Nam giang sơn gấm vóc do nhà báo viết kịch bản và đạo diễncòn phác họa cả chiều dài lịch sử hào hùng của đất nước từ trận Bạch Đằng của Ngô Quyền, hai lần chiến thắng quân Nguyên Mông, đội quân áo vải Tây Sơn…. bằng âm nhạc và các phóng sự.

Hàng loạt các ca khúc cách mạng mang tính sử thi hào hùng, những bài hát ngợi ca sự quên mình của những người lính Cụ Hồ can trường xông pha vào nơi gian nguy nhất để giúp đỡ người dân như trong những ngày bao lũ này… đã được các ca sĩ thể hiện rất hào hùng, xúc động trong chương trình.

Đặc biệt, lần đầu tiên trường ca Con đường cái quan của Phạm Duy - một trong những tác phẩm đồ sộ nhất trong âm nhạc Việt Nam - được trình diễn trên sân khấu thủ đô dưới hình thức hoạt cảnh dàn dựng công phu.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020