Đoan Trường vừa có chuyến du lịch 6 ngày ở Ấn Độ. Theo nam ca sĩ, đây là quốc gia có nhiều phong cảnh đẹp, các công trình kiến trúc, di tích lịch sử nổi tiếng và những điều kỳ lạ, huyền bí.
'Ấn Độ đa dạng về văn hóa, tôn giáo, chủng tộc, ngôn ngữ và đẳng cấp. Ở quốc gia này tồn tại nhiều điều đối lập, đang song hành với nhau như: giàu sang và nghèo đói, hiện đại và truyền thống, hội nhập và bảo thủ. Khi đặt chân đến Ấn Độ, tôi mới cảm nhận được thế nào là một đất nước 'cực giàu, cực nghèo, cực giỏi, cực độc và cực đoan', Đoan Trường nói.
Trong ảnh, nam ca sĩ diện áo dài tham quan, chụp ảnh tại đền Taj Mahal - công trình được xem là kiệt tác kiến trúc của nhân loại, một trong 7 kỳ quan thế giới.
Đoan Trường vừa có chuyến du lịch 6 ngày ở Ấn Độ. Theo nam ca sĩ, đây là quốc gia có nhiều phong cảnh đẹp, các công trình kiến trúc, di tích lịch sử nổi tiếng và những điều kỳ lạ, huyền bí.
'Ấn Độ đa dạng về văn hóa, tôn giáo, chủng tộc, ngôn ngữ và đẳng cấp. Ở quốc gia này tồn tại nhiều điều đối lập, đang song hành với nhau như: giàu sang và nghèo đói, hiện đại và truyền thống, hội nhập và bảo thủ. Khi đặt chân đến Ấn Độ, tôi mới cảm nhận được thế nào là một đất nước 'cực giàu, cực nghèo, cực giỏi, cực độc và cực đoan', Đoan Trường nói.
Trong ảnh, nam ca sĩ diện áo dài tham quan, chụp ảnh tại đền Taj Mahal - công trình được xem là kiệt tác kiến trúc của nhân loại, một trong 7 kỳ quan thế giới.
Đền Taj Mahal là quần thể các ngôi đền linh thiêng, tượng trưng cho tình yêu vĩnh hằng, khiến con người cảm thấy tin yêu cuộc sống. Ngôi đền có từ năm 1630, bên trong là mộ hoàng hậu Mumtaz Mahal - vợ vua Mughal Shah Jahan. Taj Mahal do 20.000 công nhân xây dựng suốt 22 năm. Công trình được UNESCO công nhận là 'Di sản văn hóa thế giới' năm 1983.
Vì được xây bằng đá cẩm thạch trắng nên màu sắc của ngôi đền cũng biến đổi theo mỗi khoảnh khắc trong ngày: ửng hồng khi rạng đông, trắng tinh lúc giữa trưa và nhuộm vàng khi hoàng hôn. Những đêm trăng tròn, cả ngôi đền như một viên ngọc tỏa sáng lấp lánh giữa bầu trời đêm huyền ảo. Đền mở cửa 30 phút trước khi mặt trời mọc, đóng cửa 30 phút sau khi mặt trời lặn và luôn đóng cửa vào thứ sáu hàng tuần.
Đền Taj Mahal là quần thể các ngôi đền linh thiêng, tượng trưng cho tình yêu vĩnh hằng, khiến con người cảm thấy tin yêu cuộc sống. Ngôi đền có từ năm 1630, bên trong là mộ hoàng hậu Mumtaz Mahal - vợ vua Mughal Shah Jahan. Taj Mahal do 20.000 công nhân xây dựng suốt 22 năm. Công trình được UNESCO công nhận là 'Di sản văn hóa thế giới' năm 1983.
Vì được xây bằng đá cẩm thạch trắng nên màu sắc của ngôi đền cũng biến đổi theo mỗi khoảnh khắc trong ngày: ửng hồng khi rạng đông, trắng tinh lúc giữa trưa và nhuộm vàng khi hoàng hôn. Những đêm trăng tròn, cả ngôi đền như một viên ngọc tỏa sáng lấp lánh giữa bầu trời đêm huyền ảo. Đền mở cửa 30 phút trước khi mặt trời mọc, đóng cửa 30 phút sau khi mặt trời lặn và luôn đóng cửa vào thứ sáu hàng tuần.
Đoan Trường mang theo hai bộ áo dài, giới thiệu hình ảnh Việt Nam tới bạn bè quốc tế khi đi du lịch. Anh chụp ảnh trước cổng vào pháo đài đỏ Agra được trang trí pha trộn ba phong cách Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ. Công trình được UNESCO công nhận là 'Di sản văn hóa thế giới' năm 2007.
'Pháo đài có từ thế kỷ 16, gồm những bức tường khổng lồ bằng đá sa thạch đỏ dài 2,5 km, cao từ 16 đến 33 m, có nhiều tháp canh, hào nước bao quanh. Công trình là một quần thể bao gồm cung điện, nhà thờ, vườn cây, đài phun nước... Trải qua hàng trăm năm, cấu trúc của pháo đài vẫn còn vững chãi đến tận ngày nay', Đoan Trường cho biết.
Đoan Trường mang theo hai bộ áo dài, giới thiệu hình ảnh Việt Nam tới bạn bè quốc tế khi đi du lịch. Anh chụp ảnh trước cổng vào pháo đài đỏ Agra được trang trí pha trộn ba phong cách Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ. Công trình được UNESCO công nhận là 'Di sản văn hóa thế giới' năm 2007.
'Pháo đài có từ thế kỷ 16, gồm những bức tường khổng lồ bằng đá sa thạch đỏ dài 2,5 km, cao từ 16 đến 33 m, có nhiều tháp canh, hào nước bao quanh. Công trình là một quần thể bao gồm cung điện, nhà thờ, vườn cây, đài phun nước... Trải qua hàng trăm năm, cấu trúc của pháo đài vẫn còn vững chãi đến tận ngày nay', Đoan Trường cho biết.
Đoan Trường đội chiếc mũ đặc trưng của Ấn Độ đi tham quan cung điện Gió - 'tổ ong' khổng lồ được chạm trổ tinh tế đến từng chi tiết.
Cung điện Gió được xây dựng năm 1799, còn có tên khác là Hawa Mahal, một thời là hậu cung của các vị vua. Nơi này có gần 1.000 ô cửa sổ mô phỏng hình chiếc vương miện của nữ thần Krishna tỏa sáng lấp lánh dưới ánh mặt trời.
Cung điện Gió gồm 5 tầng, làm bằng đá sa thạch hồng, có hình dạng như các tổ ong. Ban đầu, cung điện như một khu phức hợp riêng biệt dành cho phụ nữ hoàng gia. Từ đây, họ có thể hàng ngày ngắm nhìn cuộc sống người dân qua các ô cửa sổ mà không cần lộ mặt trước công chúng, còn từ ngoài nhìn vào sẽ không thấy được bên trong nhờ kiểu kiến trúc đặc biệt.
'Cung điện Gió không có lối ra vào trực tiếp. Du khách muốn vào trong tham quan phải đi từ cửa vào của cung điện Thành phố nằm bên cạnh', Đoan Trường cho hay.
Đoan Trường đội chiếc mũ đặc trưng của Ấn Độ đi tham quan cung điện Gió - 'tổ ong' khổng lồ được chạm trổ tinh tế đến từng chi tiết.
Cung điện Gió được xây dựng năm 1799, còn có tên khác là Hawa Mahal, một thời là hậu cung của các vị vua. Nơi này có gần 1.000 ô cửa sổ mô phỏng hình chiếc vương miện của nữ thần Krishna tỏa sáng lấp lánh dưới ánh mặt trời.
Cung điện Gió gồm 5 tầng, làm bằng đá sa thạch hồng, có hình dạng như các tổ ong. Ban đầu, cung điện như một khu phức hợp riêng biệt dành cho phụ nữ hoàng gia. Từ đây, họ có thể hàng ngày ngắm nhìn cuộc sống người dân qua các ô cửa sổ mà không cần lộ mặt trước công chúng, còn từ ngoài nhìn vào sẽ không thấy được bên trong nhờ kiểu kiến trúc đặc biệt.
'Cung điện Gió không có lối ra vào trực tiếp. Du khách muốn vào trong tham quan phải đi từ cửa vào của cung điện Thành phố nằm bên cạnh', Đoan Trường cho hay.
Nam ca sĩ có dịp chiêm ngưỡng Đài quan sát thiên văn cổ đại Jantar Mantar - nơi dự đoán nhật thực đầu tiên trên thế giới.
Jantar Mantar được xây từ năm 1724, với một tổ hợp 13 công cụ thiên văn. Cái tên Jantar Mantar có nghĩa là 'công cụ để tính toán' mặt trời chiếu vào đâu, sự xê dịch của các hành tinh, dự đoán thời điểm nhật thực, quan sát bóng nắng di chuyển để xác định giờ, theo dõi nước từ hào chảy ra theo từng hệ thống bậc thang nhằm xác định lực hút của mặt trăng.
'Người Ấn Độ không vô cớ mà được thế giới nhìn nhận là một dân tộc trí dũng và thông minh. Từ thời xa xưa, Ấn Độ đã là một trong những cái nôi văn minh của loài người khi biết dùng tia nắng mặt trời chiếu xuống các công cụ thô sơ để đếm các khoảng thời gian trong ngày mà mãi sau này chúng ta mới gọi là 'giờ'', Đoan Trường nói.
Nam ca sĩ có dịp chiêm ngưỡng Đài quan sát thiên văn cổ đại Jantar Mantar - nơi dự đoán nhật thực đầu tiên trên thế giới.
Jantar Mantar được xây từ năm 1724, với một tổ hợp 13 công cụ thiên văn. Cái tên Jantar Mantar có nghĩa là 'công cụ để tính toán' mặt trời chiếu vào đâu, sự xê dịch của các hành tinh, dự đoán thời điểm nhật thực, quan sát bóng nắng di chuyển để xác định giờ, theo dõi nước từ hào chảy ra theo từng hệ thống bậc thang nhằm xác định lực hút của mặt trăng.
'Người Ấn Độ không vô cớ mà được thế giới nhìn nhận là một dân tộc trí dũng và thông minh. Từ thời xa xưa, Ấn Độ đã là một trong những cái nôi văn minh của loài người khi biết dùng tia nắng mặt trời chiếu xuống các công cụ thô sơ để đếm các khoảng thời gian trong ngày mà mãi sau này chúng ta mới gọi là 'giờ'', Đoan Trường nói.
Nam ca sĩ chụp ảnh với pháo đài Amber - công trình kiến trúc đồ sộ được xây dựng năm 1592, tọa lạc trên đồi cao, phản chiếu hình ảnh xuống một mặt hồ xanh biếc. Nơi đây thường được nhiều du khách tới chiêm ngưỡng, chụp ảnh 'check-in'.
Con đường nhỏ hẹp dẫn đến pháo đài có bề mặt làm bằng đá sa thạch đỏ và cẩm thạch trắng đắt đỏ, quý hiếm. Năm 2013, pháo đài Amber, cùng với 5 pháo đài khác của bang Rajasthan được UNESCO công nhận là 'Di sản văn hoá thế giới'.
Nam ca sĩ chụp ảnh với pháo đài Amber - công trình kiến trúc đồ sộ được xây dựng năm 1592, tọa lạc trên đồi cao, phản chiếu hình ảnh xuống một mặt hồ xanh biếc. Nơi đây thường được nhiều du khách tới chiêm ngưỡng, chụp ảnh 'check-in'.
Con đường nhỏ hẹp dẫn đến pháo đài có bề mặt làm bằng đá sa thạch đỏ và cẩm thạch trắng đắt đỏ, quý hiếm. Năm 2013, pháo đài Amber, cùng với 5 pháo đài khác của bang Rajasthan được UNESCO công nhận là 'Di sản văn hoá thế giới'.
Trong chuyến du lịch Ấn Độ, Đoan Trường được trải nghiệm cưỡi voi vượt qua bức tường thành trên pháo đài Amber 400 năm tuổi.
Trong chuyến du lịch Ấn Độ, Đoan Trường được trải nghiệm cưỡi voi vượt qua bức tường thành trên pháo đài Amber 400 năm tuổi.
Đền Hoa Sen nổi tiếng là kiến trúc đền đài ấn tượng ở Ấn Độ. Ngôi đền được thiết kế dựa theo hình ảnh đóa hoa sen đang bung nở trên mặt hồ. Những cánh hoa cách điệu ôm lấy búp là mái vòm bao quanh ngôi đền, có khi cánh sen lại hóa thành hồ nước. Nhờ đặc điểm mới lạ này mà đền Hoa Sen được xem như kỳ quan sáng tạo trong kiến trúc Ấn Độ nói riêng và thế giới nói chung. Theo tìm hiểu của Đoan Trường, nơi này mỗi ngày đón hàng nghìn lượt khách ghé thăm.
Ngôi đền cao 35 m, diện tích khoảng 105.000 m2, sức chứa 2.500 người. Ngay sau khi khánh thành năm 1987, đền Hoa Sen được xếp vào hàng một trong những công trình độc đáo, lớn nhất thế giới.
Đền Hoa Sen nổi tiếng là kiến trúc đền đài ấn tượng ở Ấn Độ. Ngôi đền được thiết kế dựa theo hình ảnh đóa hoa sen đang bung nở trên mặt hồ. Những cánh hoa cách điệu ôm lấy búp là mái vòm bao quanh ngôi đền, có khi cánh sen lại hóa thành hồ nước. Nhờ đặc điểm mới lạ này mà đền Hoa Sen được xem như kỳ quan sáng tạo trong kiến trúc Ấn Độ nói riêng và thế giới nói chung. Theo tìm hiểu của Đoan Trường, nơi này mỗi ngày đón hàng nghìn lượt khách ghé thăm.
Ngôi đền cao 35 m, diện tích khoảng 105.000 m2, sức chứa 2.500 người. Ngay sau khi khánh thành năm 1987, đền Hoa Sen được xếp vào hàng một trong những công trình độc đáo, lớn nhất thế giới.
Đoan Trường cho biết khi đến đền Hoa Sen, du khách được phát một túi bỏ giày gửi bên ngoài hoặc tự cầm túi đựng giày, đi chân trần vào trong đền.
Đoan Trường cho biết khi đến đền Hoa Sen, du khách được phát một túi bỏ giày gửi bên ngoài hoặc tự cầm túi đựng giày, đi chân trần vào trong đền.
Đoan Trường trò chuyện, chụp ảnh với các thanh niên địa phương anh gặp ở Cổng Ấn Độ (còn gọi là Đài tưởng niệm chiến tranh) ở thủ đô New Delhi. Cổng cao 42 m, xây bằng đá sa thạch, có từ năm 1921.
Đoan Trường trò chuyện, chụp ảnh với các thanh niên địa phương anh gặp ở Cổng Ấn Độ (còn gọi là Đài tưởng niệm chiến tranh) ở thủ đô New Delhi. Cổng cao 42 m, xây bằng đá sa thạch, có từ năm 1921.
Nam ca sĩ ghé một cửa hàng bán đồ lưu niệm mua chiếc mũ truyền thống của Ấn Độ, bổ sung vào bộ sưu tập các vật kỷ niệm của hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ anh từng đặt chân đến.
'Trước khi đi Ấn Độ, tôi nghe đồn đây là đất nước đáng sợ, nhiều điều tiêu cực như dịch bệnh, đói nghèo, ăn xin, nạn hiếp dâm, ô nhiễm, kẹt xe... Trong suy nghĩ của nhiều người, Ấn Độ là nước nghèo, lạc hậu nhưng sau chuyến đi tôi cho là góc nhìn này không phản ánh đầy đủ mọi mặt của Ấn Độ. Ở những nơi tôi đã đi qua, tôi không thấy các tệ nạn trên. New Delhi là thành phố xanh, sạch, đẹp, hiện đại hơn cả châu Âu. Con người nơi đây rất bình dị, hiền lành và tốt bụng. Có nhiều người khi biết tôi là người Việt Nam đã chủ động bắt chuyện, hỏi thăm một cách vui vẻ, mời bánh, uống nước, chụp ảnh và kết bạn', Đoan Trường nói.
Nam ca sĩ ghé một cửa hàng bán đồ lưu niệm mua chiếc mũ truyền thống của Ấn Độ, bổ sung vào bộ sưu tập các vật kỷ niệm của hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ anh từng đặt chân đến.
'Trước khi đi Ấn Độ, tôi nghe đồn đây là đất nước đáng sợ, nhiều điều tiêu cực như dịch bệnh, đói nghèo, ăn xin, nạn hiếp dâm, ô nhiễm, kẹt xe... Trong suy nghĩ của nhiều người, Ấn Độ là nước nghèo, lạc hậu nhưng sau chuyến đi tôi cho là góc nhìn này không phản ánh đầy đủ mọi mặt của Ấn Độ. Ở những nơi tôi đã đi qua, tôi không thấy các tệ nạn trên. New Delhi là thành phố xanh, sạch, đẹp, hiện đại hơn cả châu Âu. Con người nơi đây rất bình dị, hiền lành và tốt bụng. Có nhiều người khi biết tôi là người Việt Nam đã chủ động bắt chuyện, hỏi thăm một cách vui vẻ, mời bánh, uống nước, chụp ảnh và kết bạn', Đoan Trường nói.
Ảnh: NVCC
Hương Giang