Chuyên mục  


Triển lãm chủ đề Tranh chân dung - Một lịch sử rút gọn của hội họa, diễn ra ở một phòng tranh tư nhân tại quận Tân Bình. Sự kiện trưng bày 80 tác phẩm của nhiều họa sĩ. Phần lớn các tác phẩm khắc họa chân dung phụ nữ trên nhiều chất liệu như sơn dầu, màu sáp, màu nước, chì, phấn màu.

Triển lãm chủ đề Tranh chân dung - Một lịch sử rút gọn của hội họa, diễn ra ở một phòng tranh tư nhân tại quận Tân Bình. Sự kiện trưng bày 80 tác phẩm của nhiều họa sĩ. Phần lớn các tác phẩm khắc họa chân dung phụ nữ trên nhiều chất liệu như sơn dầu, màu sáp, màu nước, chì, phấn màu.

Tác phẩm do họa sĩ Trần Văn Cẩn vẽ một cô gái vùng than, năm 1960 với chất liệu sơn dầu.

Danh họa Trần Văn Cẩn (1910-1994), tốt nghiệp thủ khoa khóa bảy (1931-1936) của Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Ký họa màu nước của ông trở thành ký ức, giai thoại, hay những câu chuyện phản ánh hiện thực cuộc sống. Bức Em Thúy là tác phẩm nổi bật của ông, được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2013.

Tác phẩm do họa sĩ Trần Văn Cẩn vẽ một cô gái vùng than, năm 1960 với chất liệu sơn dầu.

Danh họa Trần Văn Cẩn (1910-1994), tốt nghiệp thủ khoa khóa bảy (1931-1936) của Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Ký họa màu nước của ông trở thành ký ức, giai thoại, hay những câu chuyện phản ánh hiện thực cuộc sống. Bức Em Thúy là tác phẩm nổi bật của ông, được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2013.

Hai bức tranh của Bùi Xuân Phái (1920-1988) vẽ Bà Năng Hiển năm 1969 (phải) và Nữ họa sĩ Văn Dương Thành năm 1981, đều bằng chất liệu sơn dầu trên bìa.

Danh họa Bùi Xuân Phái (1920-1988), quê tại Hà Nội, là tên tuổi lớn của nền Mỹ thuật Việt Nam. Ông tốt nghiệp khoa Hội họa Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa 1941-1945, là một trong những họa sĩ thuộc thế hệ cuối cùng của trường.

Ông ghi danh vào bộ tứ của hội họa hiện đại Việt Nam thế kỷ 20, thường được gọi là Phái - Sáng - Liên - Nghiêm (tức Bùi Xuân Phái - Nguyễn Sáng - Dương Bích Liên và Nguyễn Tư Nghiêm). Họa sĩ chuyên về chất liệu sơn dầu, đam mê mảng đề tài phố cổ Hà Nội.

Hai bức tranh của Bùi Xuân Phái (1920-1988) vẽ Bà Năng Hiển năm 1969 (phải) và Nữ họa sĩ Văn Dương Thành năm 1981, đều bằng chất liệu sơn dầu trên bìa.

Danh họa Bùi Xuân Phái (1920-1988), quê tại Hà Nội, là tên tuổi lớn của nền Mỹ thuật Việt Nam. Ông tốt nghiệp khoa Hội họa Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa 1941-1945, là một trong những họa sĩ thuộc thế hệ cuối cùng của trường.

Ông ghi danh vào bộ tứ của hội họa hiện đại Việt Nam thế kỷ 20, thường được gọi là Phái - Sáng - Liên - Nghiêm (tức Bùi Xuân Phái - Nguyễn Sáng - Dương Bích Liên và Nguyễn Tư Nghiêm). Họa sĩ chuyên về chất liệu sơn dầu, đam mê mảng đề tài phố cổ Hà Nội.

Từ phải qua, hàng trên là các tác phẩm mang tên Chị Nhung (1981), Chân dung Liên (1981) và Chị Trâm (1986) của họa sĩ Bùi Xuân Phái, bằng sơn dầu trên toan. Hàng dưới là những tác phẩm của họa sĩ Lý Trần Quỳnh Giang.

Từ phải qua, hàng trên là các tác phẩm mang tên Chị Nhung (1981), Chân dung Liên (1981) và Chị Trâm (1986) của họa sĩ Bùi Xuân Phái, bằng sơn dầu trên toan. Hàng dưới là những tác phẩm của họa sĩ Lý Trần Quỳnh Giang.

Bức Chân dung Vinh được họa sĩ Bùi Xuân Phái vẽ năm 1987.

Bức Chân dung Vinh được họa sĩ Bùi Xuân Phái vẽ năm 1987.

233A0015-1729384602.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=DaOIGH4Yy-ILKb5bulwqBQ
233A0050-1729384603.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=YkkMU9xyMR-4lJo-AypL8A

Hai tác phẩm Nguyễn Tư Nghiêm vẽ chân dung bà Thu Giang - vợ của họa sĩ vào năm 1992, bằng chất liệu chì và phấn màu trên giấy.

Nguyễn Tư Nghiêm (1922-2016) quê tại Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Năm 19 tuổi, ông thi đỗ vào Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khoá 15, học cùng họa sĩ Bùi Xuân Phái. Ông có nhiều thể nghiệm, tìm tòi chất liệu sơn mài, tạo nên thay đổi cho sự phát triển sơn mài truyền thống nước nhà. Hoạ sĩ được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật đợt một năm 1996.

Hai tác phẩm Nguyễn Tư Nghiêm vẽ chân dung bà Thu Giang - vợ của họa sĩ vào năm 1992, bằng chất liệu chì và phấn màu trên giấy.

Nguyễn Tư Nghiêm (1922-2016) quê tại Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Năm 19 tuổi, ông thi đỗ vào Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khoá 15, học cùng họa sĩ Bùi Xuân Phái. Ông có nhiều thể nghiệm, tìm tòi chất liệu sơn mài, tạo nên thay đổi cho sự phát triển sơn mài truyền thống nước nhà. Hoạ sĩ được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật đợt một năm 1996.

Khu vực trưng bày 11 tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh, phần lớn là tranh vẽ chân dung phụ nữ và trẻ em.

Danh họa Nguyễn Phan Chánh (1892-1984) quê Hà Tĩnh, là một trong những họa sĩ tiêu biểu cho nền hội họa Đông Dương, người tiên phong nghệ thuật tranh lụa Việt Nam. Ông bắt đầu vẽ ở tuổi 33 khi trở thành học viên khóa đầu tiên của trường Mỹ thuật Đông Dương. Năm 1929, Nguyễn Phan Chánh có tác phẩm trưng bày trong sự kiện Triển lãm Nghệ thuật Thuộc địa (Salon de l'art colonial), Paris, đánh dấu mốc trọng trong sự nghiệp.

Nguyễn Phan Chánh để lại trên 170 bức, trong đó có những tranh nổi tiếng như Chơi ô ăn quan, Tiên Dung và Chử Đồng Tử, Sau giờ trực chiến.Những cô thợ may là bức duy nhất cán mốc triệu USD của họa sĩ, với giá 1,39 triệu USD (35 tỷ đồng) trên sàn Christie’s tháng 12/2020.

Khu vực trưng bày 11 tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh, phần lớn là tranh vẽ chân dung phụ nữ và trẻ em.

Danh họa Nguyễn Phan Chánh (1892-1984) quê Hà Tĩnh, là một trong những họa sĩ tiêu biểu cho nền hội họa Đông Dương, người tiên phong nghệ thuật tranh lụa Việt Nam. Ông bắt đầu vẽ ở tuổi 33 khi trở thành học viên khóa đầu tiên của trường Mỹ thuật Đông Dương. Năm 1929, Nguyễn Phan Chánh có tác phẩm trưng bày trong sự kiện Triển lãm Nghệ thuật Thuộc địa (Salon de l'art colonial), Paris, đánh dấu mốc trọng trong sự nghiệp.

Nguyễn Phan Chánh để lại trên 170 bức, trong đó có những tranh nổi tiếng như Chơi ô ăn quan, Tiên Dung và Chử Đồng Tử, Sau giờ trực chiến.Những cô thợ may là bức duy nhất cán mốc triệu USD của họa sĩ, với giá 1,39 triệu USD (35 tỷ đồng) trên sàn Christie’s tháng 12/2020.

Tác phẩm mang tên Chân dung Bồng Lai, họa sĩ Nguyễn Phan Chánh vẽ năm 1965 bằng màu nước trên giấy.

Tác phẩm mang tên Chân dung Bồng Lai, họa sĩ Nguyễn Phan Chánh vẽ năm 1965 bằng màu nước trên giấy.

Cô Mơ (dân tộc Mông) họa sĩ Nguyễn Tiến Chung vẽ năm 1963 bằng chất liệu sơn dầu.

Họa sĩ Nguyễn Tiến Chung (1914-1976) được nhận xét là tài năng xuất sắc của hội họa hiện đại Việt Nam thế kỷ 20, với phong cách vẽ đậm nét phương Đông, giàu tinh thần dân tộc. Ông từng tốt nghiệp trường Mỹ thuật Đông Dương khóa 11 (1935-1940), cùng thời danh họa như Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn. Ông có thể vẽ trên nhiều chất liệu từ bột màu, mực nho tới sơn dầu, sơn mài, lụa, khắc gỗ.

Cô Mơ (dân tộc Mông) họa sĩ Nguyễn Tiến Chung vẽ năm 1963 bằng chất liệu sơn dầu.

Họa sĩ Nguyễn Tiến Chung (1914-1976) được nhận xét là tài năng xuất sắc của hội họa hiện đại Việt Nam thế kỷ 20, với phong cách vẽ đậm nét phương Đông, giàu tinh thần dân tộc. Ông từng tốt nghiệp trường Mỹ thuật Đông Dương khóa 11 (1935-1940), cùng thời danh họa như Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn. Ông có thể vẽ trên nhiều chất liệu từ bột màu, mực nho tới sơn dầu, sơn mài, lụa, khắc gỗ.

Tác phẩm Thôn nữ bằng sơn dầu của họa sĩ Lưu Công Nhân.

Họa sĩ Lưu Công Nhân (1930-2007) tốt nghiệp trường Mỹ thuật Kháng chiến Việt Bắc, với các tranh chất kiệu từ sơn dầu, màu nước đến giấy dó. Ông nổi tiếng với các bức tranh nude.

Tác phẩm Thôn nữ bằng sơn dầu của họa sĩ Lưu Công Nhân.

Họa sĩ Lưu Công Nhân (1930-2007) tốt nghiệp trường Mỹ thuật Kháng chiến Việt Bắc, với các tranh chất kiệu từ sơn dầu, màu nước đến giấy dó. Ông nổi tiếng với các bức tranh nude.

Tác phẩm Vẻ đẹp của tôi trong tình yêu của Nguyễn Thị Châu Giang vẽ năm 2001, chất liệu sơn dầu trên toan. Triển lãm còn giới thiệu nhiều tác phẩm của các họa sĩ trẻ, tiêu biểu của nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại.

Họa sĩ Nguyễn Thị Châu Giang, sinh năm 1975 ở Hà Nội. Chị hai lần nằm trong top 10 Nghệ sĩ trẻ tài năng TP HCM năm 1997 và 1999. Sau khi tốt nghiệp đại học Mỹ thuật, chị được học bổng bốn tháng tại trường Mỹ thuật Paris, Pháp. Năm 2014, Châu Giang là nghệ sĩ lưu trú tại xưởng nghệ thuật Cave ở New York, Mỹ. Ngoài vẽ, họa sĩ còn xuất bản hàng chục tập truyện ký, truyện ngắn, từng được vinh danh trong giải Văn học tuổi 20 và giải văn học vì tương lai đất nước của Hội Nhà văn TP HCM và Nhà xuất bản Trẻ.

Sự kiện diễn ra đến ngày 10/11, mở cửa miễn phí cho khách tham quan.

Tác phẩm Vẻ đẹp của tôi trong tình yêu của Nguyễn Thị Châu Giang vẽ năm 2001, chất liệu sơn dầu trên toan. Triển lãm còn giới thiệu nhiều tác phẩm của các họa sĩ trẻ, tiêu biểu của nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại.

Họa sĩ Nguyễn Thị Châu Giang, sinh năm 1975 ở Hà Nội. Chị hai lần nằm trong top 10 Nghệ sĩ trẻ tài năng TP HCM năm 1997 và 1999. Sau khi tốt nghiệp đại học Mỹ thuật, chị được học bổng bốn tháng tại trường Mỹ thuật Paris, Pháp. Năm 2014, Châu Giang là nghệ sĩ lưu trú tại xưởng nghệ thuật Cave ở New York, Mỹ. Ngoài vẽ, họa sĩ còn xuất bản hàng chục tập truyện ký, truyện ngắn, từng được vinh danh trong giải Văn học tuổi 20 và giải văn học vì tương lai đất nước của Hội Nhà văn TP HCM và Nhà xuất bản Trẻ.

Sự kiện diễn ra đến ngày 10/11, mở cửa miễn phí cho khách tham quan.

Quỳnh Trần

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020