Chuyên mục  


base64-17321532827071072689867.jpeg

Triển lãm Sắc màu các dân tộc Việt Nam cuốn hút người xem - Ảnh: T.ĐIỂU

Những dân tộc thiểu số Việt Nam rất ít người này hiện đang sinh sống ra sao trên đất nước ta, hoàn cảnh, những thăng trầm lịch sử thế nào khiến những dân tộc này có quá ít người như vậy?

Triển lãm Sắc màu các dân tộc Việt Nam do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm phối hợp tổ chức, diễn ra tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hà Nội phần nào giúp trả lời những câu hỏi này.

Người Ơ Đu hiện có hơn 400 người

Dân tộc Ơ Đu chủ yếu sống ở Nghệ An, hiện chỉ có 428 người. Dân tộc Ơ Đu còn có tên là Tày Hạt (người đói rách). 

Xưa kia người Ơ Đu cư trú suốt một vùng dọc theo hai con sông Nậm Mộ và Nậm Nơn, nhưng tập trung nhất vẫn là dọc sông Nậm Nơn. 

Do nhiều biến cố lịch sử liên tiếp xảy ra ở vùng này buộc họ phải rời đi nơi khác, hay sống hòa lẫn với các cư dân mới đến.

phu-nu-dan-toc-o-du-anh-tran-thanh-dat-17320944822731324762448.jpg

Phụ nữ dân tộc Ơ Đu - Ảnh: Trần Thành Đạt

Người Ơ Đu giờ tập trung ở huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An.

Gia đình người Ơ Đu là gia đình nhỏ phụ quyền. Phụ nữ không được hưởng thừa tự, dù họ phổ biến tục ở rể. Hiện nay, nam và nữ người Ơ Ðu đều ăn mặc theo kiểu người Thái, Việt trong vùng. Trang phục cổ truyền còn rất ít.

Người Ơ Ðu ăn Tết Nguyên đán, Tết Cơm mới. Ngày hội lớn nhất là lễ đón tiếng sấm trong năm. 

Dân tộc có tục căng tai và cưa bằng 4 răng cửa khi trưởng thành

Dân tộc Brâu có tên gọi khác là Brao, dân số 525 người. Tiếng nói của người Brâu thuộc nhóm Môn - Khơ Me (ngữ hệ Nam Á).

phu-nu-dan-toc-brau-hut-thuoc-lang-dak-me-xa-bo-y-huyen-ngoc-hoi-tinh-kon-tum-anh-tran-van-lam-17320944822611594052071.jpg

Phụ nữ dân tộc Brâu hút thuốc, căng tai (làng Đăk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) - Ảnh Trần Văn Lâm

Người Brâu chuyển cư vào Việt Nam cách đây khoảng 100 năm. Vùng Nam Lào và Đông Bắc Campuchia là nơi tụ cư của người Brâu. Hiện đại bộ phận cộng đồng này vẫn quần cư trên lưu vực các dòng sông Xê Xan (Xê Ca Máng) và Nậm Khoong (Mekong).

Người Brâu sống tại làng Đắk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Họ cư trú trên những ngôi nhà sàn có mái dốc cao. 

17-brau-danh-chieng-tha-dan-toc-brau-huyen-ngoc-hoi-tinh-kon-tum-2018-tran-tan-vinh-17320944822382011069567.jpg

Đánh chiêng tha (dân tộc Brâu, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, 2018) - TRẦN TẤN VỊNH

Đàn ông Brâu xưa đóng khố, đàn bà quấn váy tấm. Mùa hè, đàn ông đàn bà Brâu thường ở trần hoặc mặc áo cánh ngắn chui đầu. Mùa lạnh khoác thêm tấm mền. Nữ giới có tục căng tai để đeo những khoanh nứa vàng hoặc khuyên bằng ngà voi. 

Nam nữ đến tuổi 15-16 đều theo tục cưa bằng 4 răng cửa hàm trên để chính thức hội nhập vào cộng đồng những người trưởng thành.

phu-nu-dan-toc-ro-mam-o-lang-le-xa-mo-rai-huyen-sa-thay-tinh-kon-tum-anh-tran-van-lam-1732094482283291339519.jpg

Phụ nữ dân tộc Rơ Măm ở làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum - Ảnh Trần Văn Lâm

Rơ Măm - Dân tộc chỉ còn một làng duy nhất

Người Rơ Măm sống chủ yếu ở Kon Tum, chỉ có 639 người.

Những người già làng cho biết họ là cư dân đã sinh sống ở khu vực này từ xa xưa. Đầu thế kỷ 20, dân tộc này còn khá đông, phân bố trong 12 làng, ở lẫn với người Gia Rai.

Hiện họ chỉ sống tập trung trong làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, mỗi gia đình sống trong một ngôi nhà cao, rộng, thoáng, vách gỗ, mái ngói do nhà nước xây dựng.

Nam nữ thanh niên Rơ Măm đều cắt bốn hoặc sáu chiếc răng cửa của hàm trên khi bước vào tuổi trưởng thành. 

Phụ nữ ưa đeo hoa tai bằng ngà voi, nứa hoặc gỗ.

Pu Péo - những cư dân khai khẩn ruộng nương đầu tiên ở cực bắc

Dân tộc Pu Péo có tên gọi khác là La Quả, Penti Lô Lô, dân số khoảng 903 người. Người Pu Péo nói giỏi tiếng Mông, Quan Hỏa.

nguoi-dan-toc-pu-peo-anh-nguyen-van-dung-173209448225815423227.jpg

Người dân tộc Pu Péo - Ảnh Nguyễn Văn Dũng

Họ đã từng sinh sống lâu đời ở miền cực bắc Việt Nam. Các dân tộc láng giềng thừa nhận người Pu Péo là một trong những cư dân khai khẩn ruộng nương đầu tiên ở vùng này.

Hiện người Pu Péo định cư ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Xưa kia họ ở nhà sàn, nay ở nhà trệt. Nhà trình tường hay chỉ là ván bưng, lợp ngói máng hoặc cỏ gianh.

Váy và áo phụ nữ Pu Péo rất đặc sắc, chỉ sử dụng kỹ thuật đắp vải màu, tóc vấn trước trán gài lại bằng chiếc lược gỗ, phủ khăn vuông.

Hát đám cưới xin dâu giữa nhà trai và nhà gái suốt 3-4 giờ trở thành một sinh hoạt văn nghệ rất độc đáo của người Pu Péo.

dan-toc-si-la-anh-nxb-thong-tan-17320944822501245018730.jpg

Dân tộc Si La - Ảnh NXB Thông tấn

Si La - nam giới nhuộm răng đỏ, nữ nhuộm đen

Dân tộc Si La còn có tên gọi khác là Kha Pẻ, 909 người.

Người Si La di cư từ Lào sang, quần tụ trong vài ba bản ở huyện Mường Tè, Lai Châu. Họ ở nhà đất, có hai gian và hai chái nhỏ, có hiên và một cửa ra vào. Bàn thờ ở góc trái trong cùng, trên có một chén rượu nhỏ và một quả bầu.

Bếp chính ở giữa nhà, kê ba ông đầu rau bằng đá, ông đầu rau quan trọng nhất, nơi mà tổ tiên thường ở, trông coi bếp lửa, quay lưng hướng về bàn thờ.

Phụ nữ Si La mặc váy, hở bụng, áo cài khuy bên nách phải, nổi bật là vạt ngực gắn đầy những đồng xu bạc, xu nhôm. Khăn đội đầu phân biệt theo lứa tuổi và tình trạng hôn nhân. Tục nhuộm răng phổ biến, nam giới nhuộm đỏ, nữ nhuộm đen.

base64-17321533031331514593550.jpeg

Triển lãm hấp dẫn cả những du khách quốc tế - Ảnh: T.ĐIỂU

Có 14 dân tộc có dưới 10.000 người, trong đó, người Ngái chỉ có hơn 1.600 người, sống phân tán ở một số tính Bắc Giang, Cao Bằng, Lang Sơn, Quảng Ninh… Nếu sống ở ven biển và hải đảo thì người Ngái thường sống ngay trên thuyền nên rất hiếm những bức ảnh về người Ngái.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020