Tòa nhà Đại học Tổng hợp, tiền thân là Viện Đại học Đông Dương, nằm tại số 19 Lê Thánh Tông (quận Hoàn Kiếm) là công trình đầu tiên ở Hà Nội được xây dựng theo phong cách kiến trúc Đông Dương. Công trình do kiến trúc sư người Pháp Ernest Hébrard thiết kế năm 1924 và hoàn thành năm 1927.
Tòa nhà Đại học Tổng hợp, tiền thân là Viện Đại học Đông Dương, nằm tại số 19 Lê Thánh Tông (quận Hoàn Kiếm) là công trình đầu tiên ở Hà Nội được xây dựng theo phong cách kiến trúc Đông Dương. Công trình do kiến trúc sư người Pháp Ernest Hébrard thiết kế năm 1924 và hoàn thành năm 1927.
Điểm nhấn của khối trung tâm tòa nhà là hệ mái ngói nhiều lớp theo hình bát giác, giữa các lớp mái là cửa nhỏ trang trí hoa văn, bên cạnh là hàng con sơn đỡ mái.
Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội thành lập năm 1956, tiếp quản các tòa nhà thuộc Viện Đại học Đông Dương, hiện nay là địa điểm của Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Điểm nhấn của khối trung tâm tòa nhà là hệ mái ngói nhiều lớp theo hình bát giác, giữa các lớp mái là cửa nhỏ trang trí hoa văn, bên cạnh là hàng con sơn đỡ mái.
Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội thành lập năm 1956, tiếp quản các tòa nhà thuộc Viện Đại học Đông Dương, hiện nay là địa điểm của Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Các họa tiết trang trí Á Đông, đặc biệt là hoa văn chữ triện và hình bát giác, phổ biến trong kiến trúc đình chùa Việt cổ, được sử dụng rộng rãi và lặp lại trên các diềm mái, làm tôn lên tính bản địa của công trình.
Các họa tiết trang trí Á Đông, đặc biệt là hoa văn chữ triện và hình bát giác, phổ biến trong kiến trúc đình chùa Việt cổ, được sử dụng rộng rãi và lặp lại trên các diềm mái, làm tôn lên tính bản địa của công trình.
Khu vực sảnh chính của tòa nhà nổi bật với cửa ra vào dạng vòm cao tương đương hai tầng, kết hợp giữa kính và kim loại theo phong cách Art Nouveau.
Khu vực sảnh chính của tòa nhà nổi bật với cửa ra vào dạng vòm cao tương đương hai tầng, kết hợp giữa kính và kim loại theo phong cách Art Nouveau.
Khi bước vào sảnh tòa nhà, du khách có thể chiêm ngưỡng bức tượng chân dung của giáo sư Ngụy Như Kon Tum và giáo sư Lê Văn Thiêm, hiệu trưởng và hiệu phó đầu tiên của Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Khi bước vào sảnh tòa nhà, du khách có thể chiêm ngưỡng bức tượng chân dung của giáo sư Ngụy Như Kon Tum và giáo sư Lê Văn Thiêm, hiệu trưởng và hiệu phó đầu tiên của Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Tháng 11/2013, công trình được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đưa vào danh mục các công trình kiến trúc xây dựng trước năm 1954 cần tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa.
Tháng 11/2013, công trình được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đưa vào danh mục các công trình kiến trúc xây dựng trước năm 1954 cần tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa.
Những ô cửa kính cao 3-4m chạy dọc theo cầu thang tầng một, đón trọn ánh sáng tự nhiên.
Những ô cửa kính cao 3-4m chạy dọc theo cầu thang tầng một, đón trọn ánh sáng tự nhiên.
Lối đi lên tầng hai dẫn đến bảo tàng Sinh học, nơi lưu giữ hàng trăm nghìn mẫu động vật và thực vật của Việt Nam từ cuối thế kỷ 19 đến nay. Bảo tàng còn trưng bày các mẫu vật từ các vùng địa lý khác, được tặng bởi nguyên thủ quốc gia, nhà khoa học và các bảo tàng quốc tế.
Lối đi lên tầng hai dẫn đến bảo tàng Sinh học, nơi lưu giữ hàng trăm nghìn mẫu động vật và thực vật của Việt Nam từ cuối thế kỷ 19 đến nay. Bảo tàng còn trưng bày các mẫu vật từ các vùng địa lý khác, được tặng bởi nguyên thủ quốc gia, nhà khoa học và các bảo tàng quốc tế.
Để lên mái vòm, du khách phải qua cầu thang gỗ nhỏ hẹp, chỉ đủ cho một người, việc tránh nhau trở nên khó khăn nếu có người đi ngược chiều.
Để lên mái vòm, du khách phải qua cầu thang gỗ nhỏ hẹp, chỉ đủ cho một người, việc tránh nhau trở nên khó khăn nếu có người đi ngược chiều.
Mái vòm hai lớp, được nâng đỡ bởi các hàng cột và trang trí với những họa tiết theo phong cách tân cổ điển.
Mái vòm hai lớp, được nâng đỡ bởi các hàng cột và trang trí với những họa tiết theo phong cách tân cổ điển.
Gần một thế kỷ trôi qua, hình ảnh đôi chim phượng hoàng - biểu tượng của uy quyền trong văn hóa Á Đông, vẫn hiện diện trên vòm trần tòa nhà.
Gần một thế kỷ trôi qua, hình ảnh đôi chim phượng hoàng - biểu tượng của uy quyền trong văn hóa Á Đông, vẫn hiện diện trên vòm trần tòa nhà.
Cầu thang gỗ đối xứng vẫn vững chắc sau thời gian dài sử dụng.
Cầu thang gỗ đối xứng vẫn vững chắc sau thời gian dài sử dụng.
Hội trường lớn Ngụy Như Kon Tum gây ấn tượng với bức tranh của họa sĩ Victor Tardieu thực hiện cùng các cộng sự trong khoảng từ năm 1921 đến 1927. Tranh khắc họa gần 200 nhân vật đại diện cho nhiều tầng lớp xã hội, cả người Việt và người Pháp, như một bản thu nhỏ của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ 20.
Sau khi bị hư hỏng theo thời gian, bức tranh đã được phục dựng vào năm 2006, nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Viện Đại học Đông Dương, với sự đồng ý của cháu nội họa sĩ.
Hội trường lớn Ngụy Như Kon Tum gây ấn tượng với bức tranh của họa sĩ Victor Tardieu thực hiện cùng các cộng sự trong khoảng từ năm 1921 đến 1927. Tranh khắc họa gần 200 nhân vật đại diện cho nhiều tầng lớp xã hội, cả người Việt và người Pháp, như một bản thu nhỏ của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ 20.
Sau khi bị hư hỏng theo thời gian, bức tranh đã được phục dựng vào năm 2006, nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Viện Đại học Đông Dương, với sự đồng ý của cháu nội họa sĩ.
Tòa nhà khoa Hóa học và góc sân của trường gần như không thay đổi sau gần 100 năm.
Tòa nhà khoa Hóa học và góc sân của trường gần như không thay đổi sau gần 100 năm.
Tùng Đinh