Chuyên mục  


Ngôi nhà không chỉ là nơi để ở, nó còn là nơi kết nối yêu thương các thành viên trong gia đình nên rất được nhiều người xem trọng. Theo kinh nghiệm xây dựng của tổ tiên truyền lại: “Cổng chính xuyên qua đại sảnh, nhà tan cửa nát”, con cháu cần hết sức lưu ý.

Nhà có “cổng chính xuyên qua đại sảnh” là ngôi nhà như thế nào?

Phong thuỷ của một ngôi nhà được đánh giá tốt hay xấu sẽ chịu sự ảnh hưởng quan trọng của cổng chính. Đây chính là ranh giới phân chia không gian bên trong và ngoài, nó đóng vai trò như bộ mặt của ngôi nhà.

Cổng chính xuyên qua đại sảnh điều có nghĩa là khi xây cổng chính của một ngôi nhà, tốt nhất không được vượt quá chiều cao của sảnh chính ngôi nhà nếu không sẽ gây nên những ảnh hưởng không tốt cho các thành viên sinh sống ở đó.

cong-chinh-xuyen-qua-dai-sanh-1-1310.jpg

Cổng chính xuyên qua đại sảnh điều có nghĩa là khi xây cổng chính của một ngôi nhà, tốt nhất không được vượt quá chiều cao của sảnh chính ngôi nhà

“Cổng chính xuyên qua đại sảnh, nhà tan cửa nát”

Nếu cổng chính cao hơn đại sảnh, điều đầu tiên có thể thấy được đó là trong nhà sẽ không có đủ ánh sáng. Khi đó ngôi nhà sẽ có vẻ lạnh lẽo, ẩm ướt, lâu ngày sẽ tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn dễ sinh sôi. Nếu cửa tường ngoài mà cao hơn sảnh trong sẽ khiến nước lũ sẽ tràn vào nhà vào mùa mưa, điều này vô cùng bất lợi.

Một trong số những lý do mà người xưa kiêng kỵ cổng chính xuyên qua đại sảnh có liên quan đến phong thuỷ, phạm ngũ hành tương sinh. Người xưa tin rằng phương nam tượng trưng cho lửa trong khi đó phương bắc tượng trưng cho nước. Chỉ khi cả hai đạt được sự hài hoà thì ngôi nhà mới trở nên hài hòa hơn. Khi cổng hướng Nam cao hơn sảnh chính thì điều đó có nghĩa lửa nhiều hơn nước và người xưa cho rằng nhà như vậy rất dễ bị cháy. Mặc dù điều này có thể không hẳn chính xác nhưng ngay cả khi ngôi nhà tiềm ẩn những nguy hiểm như vậy thì suy cho cùng đó cũng là một điều vô cùng đáng sợ đối với những người sống bên trong.

Một nhà hai cửa, cả của lẫn người khó vẹn toàn

Ngoài việc độ cao giữa cổng chính và đại sảnh thì người xưa còn tin rằng nếu trong một ngôi nhà mở hai cửa ra vào sẽ khiến các thành viên trong gia đình không hòa thuận.

Nhà chính là nơi tụ họp của một gia đình. Bởi vậy, không gian bên trong chính là tổ ấm thường gắn kết mọi người lại với nhau. Nhưng đối với những gia đình có mối quan hệ hiện bất hòa, với ngôi nhà kiểu này, mọi người sẽ ra vào qua các cửa khác nhau để tránh mặt, giảm cảm giác lúng túng hoặc khó chịu do chạm mặt.

cong-chinh-xuyen-qua-dai-sanh-9-1311.jpg

Một nhà hai cửa, cả của lẫn người khó vẹn toàn

Nhưng sự tránh né này chỉ là tạm thời, suy cho cùng họ vẫn sống chung dưới một mái nhà. Điều này lâu ngày sẽ làm cho nhiều mâu thuẫn, bất bình phát sinh, không được giải quyết triệt để. Khi tình trạng này tích tụ đến một ngưỡng nhất định nào đó, gia đình dễ tan vỡ. Gia đình mà tan nát làm sao có thể tiếp tục hưng vượng được? Vì vậy, khi làm nhà, người xưa sẽ kiêng kỵ mở hai cửa vào nhà với hy vọng sẽ có thể gắn kết các thành viên trong gia đình và tránh sự tan vỡ.

Với sự phát triển không ngừng của xã hội, việc xây nhà ngày càng dựa trên nhiều tiêu chí, tiêu chuẩn nên nhiều khi kinh nghiệm của người xưa không còn có thể áp dụng. Tuy nhiên, những kinh nghiệm này vẫn có giá trị tham khảo, tạo tiền đề cho việc thiết kế cũng như xây dựng được hoàn thiện hơn.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020