Chuyên mục  


Giống như rất nhiều người khác, ông Đường (48 tuổi, sống tại Trung Quốc) rất chủ quan với vết loét khoang miệng lâu lành. Ông kể lại, lúc đầu ông tưởng rằng nướu bị sứt trong quá trình đánh răng, sẽ tự khỏi. Sau hơn một tháng vẫn không khỏi, ông mặc định là do cơ địa mình nóng trong nên tự mua thuốc về bôi.

Bôi thuốc hơn 2 tuần không khỏi, ông Đường chuyển sang uống thuốc giải độc gan. Đương nhiên, không có kết quả gì mà vết loét ngày càng sưng to, chảy dịch rất hôi và khiến ông khó khăn khi ăn uống. Theo lời tư vấn của người bán thuốc, ông đi khám nha chu tại Khoa Nha khoa, Bệnh viện trực thuộc Đại học Y Trung Quốc. Thật không ngờ, bác sĩ kết luận ông mắc ung thư miệng giai đoạn 4.

-1720009716466121867498.jpg

Người đàn ông phát hiện ung thư khoang miệng giai đoạn cuối khi đi khám nha chu (Ảnh minh họa)

Bác sĩ phẫu thuật răng miệng và hàm mặt Shi Hao tại bệnh viện cho biết: “Ung thư khoang miệng giai đoạn 4 chia ra làm 2 loại, T4a và T4b. Với T4a, có tỷ lệ sống sót sau 5 năm khoảng 40%. Khối u của bệnh nhân đã ở giai đoạn sau - T4b, ung thư xâm lấn nghiêm trọng vào nền sọ, cơ nhai sau họng và che phủ động mạch cảnh. Trong trường hợp này, tỷ lệ sống sót sẽ rất thấp, chưa tới 20%.

Sau khi mở hội chẩn đa khoa và thảo luận với bệnh nhân, chúng tôi quyết định áp dụng phương pháp điều trị phẫu thuật kết hợp xạ trị và hóa trị sau phẫu thuật. Sau phẫu thuật cắt bỏ khối u ở nhiều vùng, bệnh nhân được tái tạo khớp thái dương hàm nhân tạo thông qua phẫu thuật Dotrey cải tiến, cố gắng duy trì chức năng ăn nhai”.

Về nguyên nhân gây bệnh ở ông Đường, bác sĩ Shi nghe xong thói quen sinh hoạt của ông liền thở dài một tiếng. Hóa ra, có 3 thói xấu hàng đầu gây ung thư miệng là: hút thuốc, uống bia rượu và nhai trầu thì ông đều mắc đủ. Đặc biệt là ông đã hút thuốc được 20 năm, uống rượu cũng gần 20 năm, nhai trầu khoảng hơn 8 năm. Những người xung quanh nhiều lần khuyên nhủ nhưng ông không chịu bỏ, cũng không chịu đi thăm khám sức khỏe định kỳ mà cho rằng “sống chết có số”.

Thông qua trường hợp của ông Đường, bác sĩ Shi cũng nhắc nhở chúng ta dù ở độ tuổi nào, có thói quen xấu giống như ông hay không thì cũng không được chủ quan với vết loét khoang miệng. Đặc biệt là những vết loét không khỏi sau 2 tuần.

-1720009713478277162269.jpg

Vết loét ở nướu hay lưỡi, niêm mạc miệng quá 2 tuần không khỏi đều có thể là khối u ác tính (Ảnh minh họa)

“Đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt vết loét khoang miệng thông thường với dấu hiệu ung thư khoang miệng là thời gian mắc bệnh. Loét miệng thường sẽ tự khỏi sau 1 - 2 tuần. Bệnh có thể tái phát nhiều lần nhưng ở những vị trí khác nhau. Nhưng tổn thương của ung thư thường kéo dài nhiều tháng, có khi hàng năm. Đôi khi tổn thương lành lại rồi tái phát ở cùng một vị trí. Vì vậy, nếu bị nhiệt/loét miệng lâu ngày không khỏi, thời gian trên 2 tuần, hoặc vết loét tái đi tái lại ở cùng vị trí, nên đến gặp bác sĩ để loại trừ ung thư” - bác sĩ Shi nói thêm.

Ngoài ra, vết loét do ung thư cũng thường có màu khác lạ, chảy máu hoặc mủ, sờ vào cứng, có mùi hôi, sưng to… Thường đi cùng các triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, sụt cân không rõ nguyên nhân, sốt kéo dài, nhai nuốt hay nói chuyện và cử động lưỡi khó khăn.

Nguồn và ảnh: ETtoday, Aboluowang

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020