Trung Quốc là thị trường trọng điểm của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam. Thị trường này chiếm tỷ trọng ngày càng lớn hơn trong cơ cấu XK cá tra Việt Nam.
9 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc đã chiếm tới 30,9% tổng giá trị cá tra xuất khẩu của ngành, đạt 450,7 triệu USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm 2018. |
Hiện nay, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu đa dạng nhất nhiều loại cá tra từ phile đông lạnh cho tới sản phẩm cá tra chế biến của Việt Nam. | Người Trung Quốc ưa chuộng cá tra phile đông lạnh, cá tra phile cắt khúc, cá tra nguyên con xẻ bướm đông lạnh, cá tra nguyên con đông lạnh, bụng mỡ cá tra, bao tử cá tra, cá tra phile cắt tẩm gia vị đông lạnh, chả cá tra, cá tra tẩm bột đông lạnh... | |
|
|
Đặc thù ĐBSCL là nơi nuôi cá tra lớn nhất cả nước. |
Tổng diện tích nuôi cá tra ở ĐBSCL trên dưới 5.000 ha, trong đó tỉnh Đồng Tháp chiếm số lượng lên trên 2.000 ha mặt nước nuôi cá tra, kế đến An Giang chiếm trên 1.500 ha, và TP Cần Thơ gần 1.000 ha… | Mấy năm gần đây nhiều người nuôi cá tra bị lỗ lã do thị trường bắp bên. Hiện tại giá 1kg cá tra khoảng 20.000-21.000 đồng/kg, trong khi đó giá đầu tư cho 1kg cá tra là 23.500-24.000 đồng/kg, như vậy giá bán cá thấp hơn giá đầu tư nuôi 1.500 – 3.000 đồng/kg. | |
|
|
Giá cá tra giảm mạnh từ đầu năm 2019 đến nay, do trong năm 2018, giá cá tăng cao, đạt đỉnh là 35.000 đồng/kg nên người dân ồ ạt nuôi dẫn đến trong năm 2019 cung vượt cầu trong bối cảnh XK sụt giảm. |
| Hiện nay người nuôi cá tra ở ĐBSCL đa phần treo ao hầm, lý do kiệt sức lỗ vốn nhiều năm, muốn nuôi cá tiếp nhưng thiếu vốn vay, nhiều hộ chuyển sang làm nghề khác. |
|
Nay, thị trường Trung Quốc không còn nhập cá tra theo đường tiểu ngạch nữa mà chuyển sang bằng đường chính ngạch. Nhằm đưa ra nhiều rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm và truy xuất mã số vùng nuôi khi lên bàn ăn. |
Khi có thị trường ổn định, nhất là Trung Quốc đưa ra các yếu tố gia tăng biện pháp kỹ thuật để kiểm tra chất lượng sản phẩm thông qua biện pháp kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm. Đây là cơ hội để cá tra Việt Nam xâm nhập mạnh hơn về lượng xuất khẩu | Ông Doãn Tới, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Nam Việt (An Giang) nhìn nhận: Trung Quốc là thị trường dễ tính, song qua đợt kiểm soát này cho thấy, đây không phải là thị trường dễ tính nữa. Bởi, ưu điểm của thị trường này là nhập khẩu sản lượng lớn, thanh toán linh hoạt, nhập khẩu nhiều mặt hàng khác nhau, từ cá tra fillet, xẻ bướm đến cắt khúc. | |
|
|
Trước khó khăn trong xuất khẩu cá tra vào thị trường Trung Quốc, ngay trong tháng 4 và 5/2019, cơ quan chức năng của 2 nước đã tăng cường đối thoại, tìm kiếm các biện pháp để phía Trung Quốc mở cửa biên giới, nới lỏng chính sách để xuất khẩu cá tra vào thị trường này. |
Theo ông Tới, sau nhiều nỗ lực, từ tháng 6/2019 đến nay, xuất khẩu cá tra vào thị trường Trung Quốc bắt đầu tăng trở lại. | Một lãnh đạo Cty xuất khẩu thủy sản Sohafood (TP Cần Thơ) cho biết xuất khẩu cá tra vào thị trường Trung Quốc sớm phục hồi vì từ lâu người tiêu dùng Trung Quốc đã chấp nhận sản phẩm cá tra của Việt Nam, vừa rẻ lại vừa ngon. | |
|
|
Tại các nhà hàng lớn ở Trung Quốc, cá tra xẻ bướm, fillet, cắt khúc được các đầu bếp chế biến hơn 30 món ăn các loại để phục vụ thực khách. |
Sau khi đàm phán giữa cơ quan chức năng 2 nước, Trung Quốc đã nới lỏng chính sách kiểm soát hàng hóa qua biên giới, chấp nhận miễn thuế cho 33 mặt hàng thủy sản Việt Nam, trong đó có cá tra được xuất vào thị trường nội địa nước này. | Công nhân lựa cá chuẩn bị đưa vào công đoạn phi lê và rải đá ốp lạnh miến cá tra đã được phi lê xong. | |
|
|
Đưa cá vào máy đông lạnh. |
Cá tra đã được đông lạnh thành đá. | Khâu đóng gói và dáng tem nhãn. | |
|
|
Sản phẩm hoàn tất đóng thùng có thể vận chuyển xuất khẩu. |
|
Theo LÊ HOÀNG VŨ - MINH ĐẢM
Nông nghiệp Việt Nam