Chuyên mục  


nd24424-lanh-dao-phe-thieu-so-thuong-vien-my-2-17139263601541523877041.jpeg

Lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Mỹ Mitch McConnell phát biểu họp báo ngày 23-4 - Ảnh: REUTERS

Cấm mạng xã hội TikTok

Theo Hãng tin Reuters, tối 23-4 giờ địa phương (sáng 24-4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ biểu quyết thông qua bốn dự luật về quốc phòng với số phiếu áp đảo 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống.

Bốn dự luật trên gồm: gói ngân sách viện trợ cho Ukraine trị giá gần 61 tỉ USD, gói ngân sách viện trợ cho Israel và công tác nhân đạo cho người dân tại các vùng xung đột trên thế giới trị giá 26 tỉ USD, gói ngân sách trị giá 8,12 tỉ USD nhằm "đối phó với Trung Quốc ở khu vực Đại Tây Dương - Thái Bình Dương", bao gồm viện trợ cho Đài Loan.

Dự luật thứ tư tổng hợp nhiều vấn đề, bao gồm lệnh cấm mạng xã hội TikTok, một số động thái liên quan đến việc chuyển giao tài sản của Nga bị tịch thu ở Mỹ và các biện pháp trừng phạt mới với Iran.

Bốn dự luật trên vừa được Hạ viện Mỹ thông qua hôm 21-4, sau nhiều tháng bị cơ quan này trì hoãn.

Trái với Hạ viện - nơi Đảng Cộng hòa chiếm đa số và có xu hướng phản đối việc viện trợ quá nhiều cho nước ngoài, Thượng viện do Đảng Dân chủ chiếm đa số lại rất muốn thông qua các gói ngân sách trên. Do đó, việc thông qua chúng được cơ quan này thực hiện nhanh chóng.

Theo quy trình, dự luật trên cần được Tổng thống Joe Biden ký phê duyệt để thành luật.

Ông Biden trước đó đã cam kết sẽ làm điều này ngay khi văn bản ấy có mặt trên bàn làm việc của ông.

Do đó, việc các gói ngân sách viện trợ hoàn thành quá trình phê chuẩn sẽ được thực hiện ngay trong sáng 24-4 (giờ Washington D.C), chính thức kết thúc nhiều tháng tranh cãi tại Washington.

Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Chuck Schumer chia sẻ sau phiên họp Thượng viện: "Đây là bước ngoặt lịch sử. Có lẽ, nền dân chủ phương Tây vừa đối mặt mối đe dọa lớn nhất từ sau chiến tranh lạnh".

Dự luật sống còn với Ukraine

nd24414-zelensky-1713109524033536361827.jpeg

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu tại một hội nghị quốc tế ở Lithuania hôm 11-4 - Ảnh: AFP

Dự luật vừa được thông qua quy định khoản ngân sách mà Chính phủ Mỹ có thể sử dụng để cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine.

Khoản ngân sách này đã cạn kiệt trong nhiều tháng qua, dẫn đến việc viện trợ của Washington dành cho Kiev liên tục nằm trong tình trạng nhỏ giọt thời gian dài.

Chính quyền Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã nhiều lần khẳng định điều này đẩy quân đội Kiev vào thế thiếu đạn dược, dẫn đến các kết quả bết bát trên chiến trường gần đây.

Với việc rào cản này đã được tháo dỡ, chính quyền Tổng thống Biden có thể cung cấp lập tức những lô viện trợ mới cho đồng minh Đông Âu.

Do đó, việc ngân sách viện trợ được thông qua được xem như "phao cứu sinh" cho các lực lượng Ukraine trên chiến trường.

Ít giờ trước phiên họp của Thượng viện, hai quan chức Mỹ cho biết Washington đang chuẩn bị gói viện trợ quân sự đầu tiên cho Ukraine trích từ ngân sách sắp được thông qua trên.

Gói viện trợ này trị giá 1 tỉ USD, gồm xe chiến đấu, tên lửa cho hệ thống phòng không Stinger, đạn dược cho các hệ thống pháo rocket, đạn pháo...

Tuy nhiên, với tình hình hiện tại của chính trường Mỹ, nhiều khả năng đây sẽ là gói ngân sách viện trợ cuối cùng được thông qua trước khi xứ sở cờ hoa tiến hành bầu cử tổng thống, Hạ viện và một phần ba ghế tại Thượng viện vào tháng 11.

Nếu Đảng Dân chủ thắng lớn tại cả ba cuộc bầu cử trên, các gói ngân sách viện trợ Ukraine cũng như các nước khác sẽ dễ được thông qua hơn. Ngược lại, nếu Đảng Cộng hòa chiếm ưu thế, tình trạng ngân sách viện trợ bị "treo" nhiều tháng hoàn toàn có thể tái diễn.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020