Chuyên mục  


hinh-anh-10-1-24-luc-1012sa-1727752387649419163935.jpeg

Sân bay Changi của Singapore đã tự động hóa nhiều hơn trong quy trình xuất nhập cảnh kể từ năm 2019 - Ảnh: NIKKEI ASIA

Thay vì phải xuất trình hộ chiếu, công dân và thường trú nhân Singapore từ nay có thể thực hiện các bước xuất nhập cảnh chỉ bằng cách quét khuôn mặt thông qua hệ thống ki ốt tự động. Sau đó thông tin nhận dạng gương mặt sẽ được đối chiếu với cơ sở dữ liệu sinh trắc học về khuôn mặt và mống mắt từ Cục Quản lý xuất nhập cảnh Singapore (ICA). 

Cơ quan này cho biết hệ thống mới được triển khai từ tháng 8 năm nay, sẽ giúp giảm thời gian đợi làm thủ tục xuất nhập cảnh xuống 40%.

Theo báo Nikkei Asia, hiện nay rất ít sân bay trên thế giới cung cấp dịch vụ xuất nhập cảnh không cần hộ chiếu. Trong tương lai, ICA có kế hoạch mở rộng hệ thống này cho du khách và doanh nhân nước ngoài, cũng như áp dụng vào quy trình làm thủ tục lên máy bay để hành khách không phải xuất trình hộ chiếu khi ở trong sân bay.

Tuy nhiên, mục tiêu chính của Singapore khi áp dụng hệ thống sinh trắc học này không phải nhằm nâng cao sự thuận tiện, mà là tăng cường an ninh.

Hồi tháng 8, một người đàn ông Bangladesh nằm trong danh sách theo dõi khủng bố đã sử dụng hộ chiếu mang tên người khác để nhập cảnh vào Singapore. Người này sau đó đã rao giảng các bài thuyết giáo mà chính quyền Singapore mô tả là cực đoan và bất hợp pháp.

“Nếu người này cố gắng quay lại Singapore, dưới bất kỳ hộ chiếu nào, anh ta sẽ bị bắt vì hiện tại chúng tôi đã có thông tin sinh trắc học của anh ta”, Bộ trưởng Nội vụ Singapore K. Shanmugam cho biết.

Trong bối cảnh chi phí lao động tăng cao, sân bay Changi đang phải đối mặt với bài toán khó trong việc đưa ra giải pháp nhằm tối ưu hóa nhân sự trước khi nhà ga mới dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2035.

Hệ thống sinh trắc học tại sân bay Changi có thể trở thành mô hình để các sân bay khác trên thế giới áp dụng theo, đặc biệt là những sân bay đang gặp khó khăn tương tự trong vấn đề nhân sự.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020