Chuyên mục  


may-bay-1672223328297525492525.jpg

Những chiếc Boeing 737 MAX tại sân bay Sân bay Quốc tế Quận Grant, Washington, Mỹ, năm 2020 - Ảnh: REUTERS

Hai nhà sản xuất máy bay lớn nhất thế giới hiện nay là Boeing và Airbus đang rất tập trung để đáp ứng hàng trăm đơn đặt hàng đến từ nhiều hãng hàng không, như United Airlines hay Air India. Tuy vậy, nhiều rào cản do chuỗi cung ứng bị gián đoạn khiến Boeing và Airbus có thể phải trễ hạn giao máy bay.

Theo báo South China Morning Post (SCMP), tập đoàn tài chính Jefferies (Mỹ) ước tính hiện đang có đến 12.720 đơn đặt hàng máy bay tồn đọng. Số máy bay cỡ nhỏ của Boeing và Airbus đã được bán hết cho tới ít nhất năm 2029.

Vào đầu tháng này, Airbus cho biết không thể hoàn thành chỉ tiêu 700 chiếc máy bay trong năm nay vì gặp vấn đề trong chuỗi cung ứng. Trước đó, Airbus đã cảnh báo chi phí năng lượng tăng cao sẽ trở thành gánh nặng cho các nhà sản xuất nhỏ nhưng cần sử dụng nhiều năng lượng, như các nhà sản xuất các vật liệu đúc và rèn.

Tình trạng hiện tại sẽ dẫn đến hệ quả giá vé máy bay ngày càng cao và vòng đời sử dụng của máy bay tăng lên.

“Mọi người đã quen với giá vé thấp trong lúc dịch COVID-19 còn hoành hành. Việc Trung Quốc đang dần mở cửa sẽ khiến tình hình tệ hơn. Không chỉ là vì thiếu máy bay mà còn do các tác nhân khác như giá dầu”, báo SCMP dẫn lời ông Ajay Awtaney, nhà sáng lập trang web LiveFromALounge.com chuyên về tin tức du lịch và hàng không.

Theo ông Steve Udvar-Hazy, nhà sáng lập của Air Lease, các đơn hàng máy bay giao tới tập đoàn cho thuê máy bay hàng đầu thế giới này trong 2 năm qua đều trễ hạn.

“Chưa có chiếc máy bay nào, cho dù là 737 MAX, A330 hay A350, giao đến cho chúng tôi đúng hạn. Tệ nhất cho đến nay là trường hợp của chiếc A321neo đã trễ từ 6-7 tháng so với thời gian trên hợp đồng. Đây là một tập hợp các vấn đề từ chuỗi cung ứng, tăng trưởng quá nhanh và thiếu lao động", ông Udvar-Hazy nói thêm.

Các hãng vận tải hiện đang có dấu hiệu chần chừ khi đặt máy bay mới của Airbus. Nhà sản xuất này đang phải đối diện với lượng đơn đặt hàng tồn đọng lên đến 6.100 chiếc cho dòng A320neo và phải mất 8 năm mới hoàn thành số lượng này.

Trong khi đó, hàng ngàn chiếc máy bay có sẵn đã được các hãng vận tải dời đến cất ở các sa mạc khi các quốc gia đóng cửa biên giới và nhu cầu đi lại giảm trong đại dịch.

Nhiều chiếc máy bay cũng không được biên chế lại vào các đội bay vì các nguyên nhân như cần bảo dưỡng toàn diện sau thời gian dài không sử dụng. Các hãng hàng không cũng không mặn mà đưa các máy bay này trở lại bầu trời.

“Các hãng hàng không sẽ kéo dài chu kỳ sử dụng của máy bay như phương án cuối cùng”, báo SCMP dẫn lời ông Sunny Xi, người đứng đầu công ty tư vấn Oliver Wyman chi nhánh Singapore.

Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt máy bay trên toàn cầu hiện tại cũng mang lại một điểm sáng: người lao động trong ngành công nghiệp này có lẽ sẽ khó bị ảnh hưởng bởi làn sóng sa thải đang xảy ra gần đây.

“Các đơn hàng tồn đọng đủ lớn để khiến suy thoái kinh tế không thực sự quan trọng vào lúc này", ông George Ferguson, một nhà phân tích từ dịch vụ phân tích Bloomberg Intelligence cho biết.

img4874a-1read-only-16715874849052129443584-crop-16715875462931890013961.jpg Vì sao vé máy bay Tết đội giá, khan hiếm?

Dù một số hãng bay tăng chuyến dịp Tết, song số lượng vé máy bay tết tung ra vẫn chưa làm giảm cơn khát vé trong những ngày cao điểm đi lại của người dân trước và sau Tết.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020