Chuyên mục  


Shuyin Tang – người phụ nữ Australia bén duyên với Việt Nam sau 1 năm nhận nhiệm vụ và đã quay lại lập quỹ đầu tư tạo tác động Beacon Fund – được biết đang tăng cường học tiếng Việt. “Có lúc thăng có lúc trầm nhưng tôi vẫn kiên trì”, bà chia sẻ.

Tương tự như việc dẫn dắt Beacon Fund – quỹ đầu tư tạo tác động đầu tiên tại Việt Nam chuyên hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ lãnh đạo bởi phụ nữ hoặc đội ngũ đa dạng về giới. Bà cho biết đã và đang khám phá ra nhiều điều mới mẻ về bản thân trong hành trình sáng lập này. Dù trước đây đã từng giữ nhiều vai trò lãnh đạo, nhưng tự mình khởi nghiệp theo Shuyin Tang lại là một trải nghiệm hoàn toàn khác.

“Có một cảm giác thỏa mãn sâu sắc khi biến một ý tưởng từ "không có gì" thành hiện thực. Sự kiên cường cần có để theo đuổi hành trình này đã giúp tôi thấu hiểu và đồng cảm hơn với các doanh nhân khác. Mặc dù quản lý một quỹ đầu tư chắc chắn là khác, có lẽ dễ dàng hơn so với điều hành một doanh nghiệp, nhưng giờ đây tôi hiểu rõ hơn về sức mạnh và sự bền bỉ để xây dựng nên một thứ gì đó từ con số không”, bà nói.

screen-shot-2024-10-19-at-093003-1729413243854-17294132442201519495760.png
beacon-1729413243854-17294132442211729275571.png

Ảnh: Đội ngũ Beacon Fund.

Beacon được thành lập vào năm 2020, là một quỹ đầu tư theo lăng kính giới đến từ Singapore. Không phải là một quỹ đầu tư mạo hiểm, cũng không mang hình hài một ngân hàng cấp tín dụng, Beacon mang đến một hình thức đầu tư hoàn toàn mới với tên gọi Đầu tư vốn vay (Debt Investment).

Trong đó, Beacon sẽ tập trung vào nội lực kinh doanh và những gì doanh nghiệp có thể đạt được thay vì những gì họ sở hữu. Đặc biệt, với sản phẩm vốn vay hỗn hợp , doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí vốn, ví dụ như giảm lãi suất trên kết quả kinh doanh hoặc tạo được các tác động xã hội. Hình thức này được Beacon gọi là cấu trúc đầu tư liên kết tạo tác động (Impact-linked). Đây là khái niệm mới tại thị trường Việt Nam, thông qua cấu trúc này SME có thể tối ưu hóa chi phí vốn, từ đó giúp họ tập trung hơn vào các ưu tiên khác để theo đuổi sứ mệnh, mục tiêu kinh doanh của mình.

Beacon cũng xác định là đối tác lâu dài của doanh nghiệp mà họ đầu tư. Ngoài tài chính, quỹ còn cung cấp giá trị gia tăng như cố vấn chiến lược, kết nối các nhà đầu tư, chuyên gia, mở rộng thị trường, tăng cường đội ngũ lãnh đạo.

Được biết, Beacon ra đời trong bối cảnh đầy thách thức khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Do đó, ngay từ đầu quỹ tập trung vào yếu tố bền vững trong kinh doanh, thay vì chạy theo lợi nhuận như những quỹ mạo hiểm. Đặc biệt, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) theo Beacon là “phân khúc bị bỏ quên” tại Việt Nam. SME chiếm đa số (~97%) tổng số doanh nghiệp cả nước cũng như tạo phần lớn công ăn việc làm, nhưng lại ít được quan tâm bằng startup. Thách thức còn lớn hơn đối với các SME được dẫn dắt bởi phụ nữ, do những thành kiến về giới tính.

Hiện, Beacon đã và đang đồng hành cùng 9 doanh nghiệp đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau như HAPAS, MindX, Hoa Nắng, Bồ Câu… Riêng năm 2024, Beacon thực hiện 3 thương vụ hỗ trợ vốn cho CAS Energy (CEO Nguyễn Phạm Cẩm Tú), CTCP Tập đoàn Thực phẩm Hoa Sen – Lotus Group và Tập đoàn Hoa Sen Việt (HSVG) - chủ quản chuỗi bán lẻ mỹ phẩm Beauty Box. Mới đây, quỹ vừa “bắt tay” với Chính phủ Australia trong chương trình đầu tư cho các nữ lãnh đạo tại Việt Nam.

screen-shot-2024-10-19-at-093306-1729413243854-17294132442191717013856.png
h-1729413243854-1729413244220828475700.png

Ảnh: Đội ngũ HAPAS.

Trong đó, HAPAS - chuỗi bán lẻ quần áo và phụ kiện nữ - là một trong những đơn vị đầu tiên được Beacon chọn đồng hành tại Việt Nam.

Nhận vốn từ Beacon vào tháng 11/2022, ông Lê Mạnh Chung - Nhà Sáng lập kiêm CEO HAPAS – cho biết đó cũng là giai đoạn Việt Nam bắt đầu bước vào giai đoạn kinh tế suy thoái, tình hình bán lẻ trở nên ảm đạm, nhu cầu bị cắt giảm. HAPAS lúc bấy giờ gặp rất nhiều khó khăn, doanh thu bị sụt giảm 50% so với các tháng trước đó, các cửa hàng mới không đảm bảo được Ebitda mục tiêu, trong khi những cửa hàng cũ trước đây hoạt động rất tốt thì đang bị giảm 40-60% doanh thu…

Với sự hỗ trợ từ Beacon, chuỗi được biết bắt tay vào công cuộc tái cấu trúc bao gồm tái định vị lại thương hiệu, chuyển dịch từ tập trung vào mô hình cửa hàng Offline sang mô hình Online (trong đó TMĐT là điểm nhấn quan trọng), cắt giảm những thứ không hiệu quả và đặc biệt là xây dựng văn hoá Công ty ngày một rõ nét hơn.

Và hôm nay, HAPAS đang đón những tín hiệu cực kỳ khởi sắc . “Nếu trước khi thời điểm Beacon rót vốn, tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm của HAPAS từ 5-10%. Thì đến năm 2024 tốc độ tăng trưởng doanh thu đạt 170% (gấp hàng chục lần), biên lãi gộp của HAPAS cải thiện tăng 45% so với thời điểm trước đó ”, ông Mạnh Chung hào hứng kể.

Chuỗi cũng vừa mở mới thêm 7 cửa hàng trên cả nước sau 9 tháng đầu năm, quy mô nhân sự tăng 15% và thu nhập trung bình của mỗi nhân sự tăng 12% so với thời điểm trước đó.

Trong các năm tới, HAPAS đặt mục tiêu tiếp tục tận dụng xu thế phát triển TMĐT tại Việt Nam để chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu trên các sàn TMĐT. Song song, Công ty cũng chú trọng đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số và sử dụng AI để tối ưu hiệu suất làm việc của nhân viên, tăng khả năng ra quyết định một cách nhanh chóng, hiệu quả.

screen-shot-2024-10-19-at-093027-1729413243854-1729413244224366655864.png
lotus-1729413243854-1729413244220761038539.png

Ảnh: Đại diện Beacon Fund và Lotus Group.

Hay Lotus Group – công ty dịch vụ ẩm thực vận hành theo mô hình nhà hàng Nhật Bản tại Việt Nam – ghi nhận 9 tháng đầu năm doanh thu tăng trưởng 18% so với cùng kỳ năm 2023.

Lotus được biết nhận vốn lên đến hàng triệu USD từ Beacon vào tháng 4/2024. Ngay sau đó, Công ty đã tiến hành chuyển đổi một số công cụ dụng cụ hộp, ống hút sang dạng giấy để thân thiện với môi trường hơn. Lotus cũng triển khai nhiều chương trình training nội bộ. mở thêm được nhiều nhà hàng mới, nghiên cứu và phát triển thêm “menu seasonal” phong phú…

Chia sẻ về kế hoạch phát triển thời gian tới, trong bối cảnh ngành F&B vừa có nhiều tiềm năng những cũng không kém thử thách do chi tiêu sụt giảm, bà Chị Lê Vân Mây, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Lotus Group, cho biết: “ Công ty sẽ tập trung cải thiện doanh thu các nhà hàng chưa đạt doanh thu tối thiểu, thông qua các chương trình “trade & brand marketing”, cũng như chạy thử món cho các khách hàng vãng lai khi có thể”.

Bà Mây cũng nhấn mạnh bí quyết để tồn tại trong ngành hàng F&B, chính là đa dạng về tuổi tác. Bởi, đặc thù của ngành là thị hiếu các lứa tuổi thay đổi thường xuyên, nhất là với giới trẻ. Và Lotus luôn khuyến khích các bạn trẻ đưa ý kiến về menu, món ăn và cách tiếp cận marketing.

Song song, đa dạng về giáo dục, vùng miền sẽ giúp Công ty hiểu rõ khách hàng hơn, được nghe những ý kiến đóng góp đa chiều của nhân viên giúp ích nhiều cho việc kinh doanh của mình.

Ngoài ra, theo bà Mây, việc đa dạng về giới tính rất quan trọng trong nghành vì trong quá trình làm việc lâu dài, có thể thấy các bạn nữ thường sẽ là người tinh ý với nhu cầu của khách hàng khi trải nghiệm bữa ăn hơn và thường sẽ là người chỉn chu hơn trong quản lý vận hành.

Trở lại với Beacon, Shuyin Tang tâm sự : "Lắng nghe các lãnh đạo của HAPAS và Lotus Group phản ánh về giá trị của sự đa dạng trong doanh nghiệp của họ thực sự là một điều ý nghĩa – cũng chính là lời nhắc nhớ chúng tôi về lý do tại sao Beacon quyết định hợp tác với những công ty như vậy”.

Beacon cũng đề cao sự đa dạng trong bối cảnh VUCA hiện nay . “Đa dạng đôi khi nghe giống như một từ thông dụng hoặc chỉ là một điều kiện để đáp ứng, nhưng những ví dụ thực tế từ những doanh nghiệp này cho thấy sự đa dạng có thể thúc đẩy giá trị thực sự trong kinh doanh. Kinh nghiệm của họ cho thấy việc trân trọng các quan điểm và kỹ năng khác nhau có thể tạo ra kết quả kinh doanh hữu hình – ví dụ như hiểu biết sâu sắc hơn về khách hàng hoặc tỷ lệ giữ chân nhân viên tốt hơn. Tôi hy vọng điều này sẽ truyền cảm hứng cho các công ty khác nhìn nhận đội ngũ và khách hàng của họ thông qua một lăng kính tương tự”, bà nói.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020