South Dakota không có vị tỷ phú hay bất kỳ một chiếc du thuyền nào. Nhưng theo tài liệu Pandora, bằng một cách nào đó, tiểu bang này lại là địa điểm cất giữ tài sản phổ biến của giới siêu giàu và quyền lực thế giới.
Dữ liệu của tiểu bang cho thấy, South Dakota nắm giữ khối tài sản trị giá nửa nghìn tỷ USD trong các quỹ tín thác. Yếu tố giúp địa điểm này trở thành nơi cất giữ tài sản hợp pháp là hơn 50 quỹ tín thác được đặt trụ sở ở đây.
Tại South Dakota chỉ là một tiểu bang chưa đến 1 triệu người sinh sống và ít khi có ai để ý nhưng lại là thiên đường tài chính cho giới siêu giàu?
Tom Simmons – luật sư ngành quỹ tín thác và bất động sản đang giảng dạy tại Đại học South Dakota, cho biết chỉ có vài trăm người ở đây trực tiếp làm việc cho ngành quỹ tín thác.
Cách đây 4 thập kỷ, tiểu bang này đã thông qua một số luật thu hút sự chú ý của giới tài chính. Họ loại bỏ giới hạn lãi suất cho vay và cho phép loại hình quỹ tín thác được hoạt động mãi mãi: quỹ tín thác hoạt động qua nhiều thế hệ (dynasty trust).
Một biển quảng cáo quỹ tín thác ở thành phố Sioux Falls.
Quỹ trên cùng thuế thu nhập ở mức 0 đã giúp South Dakota trở thành một địa điểm thuận lợi cho bất kỳ ai muốn chuyển giao tài sản cho thế hệ tương lai. Kể từ đó, tính hợp pháp của các quỹ tín thác này đã được nhiều người "truyền tai" nhau và thu hút nhiều khách hàng tìm đến đây.
Trong khi đó, South Dakota nổi tiếng với hình ảnh hoàn toàn trái ngược: địa điểm với những người nông dân, những khu đất nông nghiệp rộng lớn hay vườn quốc gia Badlands. Thậm chí, số lượng gia súc và lợn ở đây còn đông hơn cả người dân. Trong danh sách của Bloomberg Billionaires Index, không có tỷ phú nào đến từ tiểu bang này.
Sự chú ý đổ dồn về South Dakota sau khi Hồ sơ Pandora tiết lộ về cách các chính trị gia nước ngoài và lãnh đạo doanh nghiệp chuyển tiền, tài sản vào những quỹ tín thác ở Mỹ. Mục đích là để trốn thuế và không làm lộ thông tin sở hữu, sự tham gia của họ vào các giao dịch.
Washington Post – đã tham gia vào cuộc điều tra Hồ sơ Pandora, xác định gần 30 quỹ tín thác ở Mỹ có tài sản liên quan đến những người hoặc công ty bị cáo buộc gian lận, tham nhũng hoặc vi phạm nhân quyền. Dù ngành quỹ tín hoạt động khá sôi nổi, nhưng thành phố Sioux Falls lại ít có khả năng trở thành trung tâm kinh doanh. Một phần là do các công ty này hoạt động khá… âm thầm và không có nhiều công ty đặt logo lớn như American Bank & Trust, First Bank & Trust…
Khu phố "quỹ tín thác" Phillips Avenue ở Sioux Falls.
Ở một góc của khu Phillips Avenue là Trust Co. Gray với những tấm rèm màu xám che kín cửa sổ tầng 1. Trong khi đó, danh sách khách hàng của họ đến từ hơn 50 quốc gia và 100 vị tỷ phú.
Nhiều năm trước, nhà đồng sáng lập Pierce McDowell – được coi là người đi đầu trong ngành quỹ tín thác, đã đi ăn tối với một phóng viên Bloomberg News. Ông ví sự tin tưởng với quỹ tín thác hoạt động theo nhiều thế hệ như một ly rượu vang mà nhiều người có thể nhâm nhi và chỉ vào một bức ảnh của ông với 1 người thừa kế giàu có.
Trong khi đó, các giám đốc điều hành của ngành này cũng rất hiếm khi trả lời phỏng vấn. Ví dụ, Jayna Voss và Bobbi Thury – nhà sáng lập của Legacy Law Firm, cho biết các cuộc phỏng vấn chỉ hướng về mục đích muốn cáo buộc họ chứ không phải việc nhiều người tìm đến họ không nằm trong giới siêu giàu hay có mục đích mờ ám.
Tham khảo Bloomberg
Vu Lam
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị