Chuyên mục  


Thông tin trên được nêu trên website chính thức của tổ chức hôm 21/1. Theo WHO, với sự tham gia của Mỹ và các quốc gia thành viên khác, trong 7 năm qua, tổ chức này đã thực hiện những cải cách lớn nhất trong lịch sử để thúc đẩy trách nhiệm giải trình (về dịch bệnh), tăng hiệu quả chi phí và tác động ở các quốc gia.

"Công việc này vẫn đang tiếp tục. Chúng tôi hy vọng Mỹ xem xét lại quyết định. Chúng tôi mong muốn tham gia vào cuộc đối thoại mang tính xây dựng để duy trì quan hệ đối tác giữa Mỹ và WHO, vì lợi ích sức khỏe và hạnh phúc của người dân thế giới", cơ quan y tế Liên Hợp Quốc cho biết.

WHO khẳng định vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và an ninh toàn cầu, bao gồm cả người Mỹ. Cơ quan xử lý nguyên nhân gốc rễ của bệnh tật, xây dựng hệ thống y tế mạnh, ứng phó với khủng hoảng sức khỏe cũng như ngăn chặn dịch bệnh tại các khu vực nguy hiểm.

Là thành viên sáng lập từ năm 1948, Mỹ đã tham gia định hình và hỗ trợ công việc của WHO, góp phần cứu sống hàng triệu người trên toàn cầu. "Cùng nhau, chúng ta đã xóa sổ bệnh đậu mùa, đưa bệnh bại liệt đến ngưỡng bị diệt trừ. Mỹ đóng góp và hưởng lợi từ việc là thành viên của WHO", tổ chức nhận định.

Logo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại trụ sở chính ở Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Reuters

Trong lễ nhậm chức ngày 21/1, Tổng thống Donald Trump đã chính thức ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi WHO. Ông cho rằng cơ quan y tế Liên Hợp Quốc đã "ứng phó sai với Covid-19" và "không thông qua các cải cách cần thiết" để xử lý đại dịch này. Ông nhận định WHO yêu cầu Mỹ "trả những khoản chi phí quá cao một cách bất công", trong khi mức chi trả của Trung Quốc ít hơn. Sắc lệnh cũng nêu rằng WHO tiếp tục yêu cầu Mỹ thanh toán những khoản tiền quá lớn, không tương xứng với những khoản thanh toán của các quốc gia khác.

Theo Washington Post, động thái này không nằm ngoài dự đoán. Trump đã chỉ trích WHO kể từ năm 2020, không đồng tình với cách tiếp cận của tổ chức này đối với Covid-19 và đe dọa sẽ ngừng khoản viện trợ của Mỹ. Tháng 7/2020, ông Trump chính thức thực hiện các bước để rút khỏi WHO. Nhưng sau khi thất bại trong cuộc đua vào Nhà Trắng, tiến trình này bỏ ngỏ. Vào ngày đầu tiên nhậm chức, 20/1/2021, cựu Tổng thống Joe Biden đã ngăn chặn sắc lệnh này.

Mất nguồn ngân sách từ Mỹ có thể là rào cản đối với khả năng ứng phó nhanh chóng và hiệu quả của WHO đối với các đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm và các trường hợp khẩn cấp khác trên toàn thế giới.

Thục Linh (Theo WHO)

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020