Chuyên mục  


thuoc_la.jpgBác sỹ Hiroya Kumamaru công bố thành tựu giảm 34% doanh số thuốc lá điếu của Nhật Bản tại Diễn đàn Nicotine và Thuốc lá Toàn cầu sáng 20/9. (Nguồn: Vietnam+)

Tại Hội nghị Các bên về Kiểm soát Thuốc lá Toàn cầu lần thứ 10 (COP10) sắp tới, Việt Nam có thể cùng nhiều quốc gia tiên tiến lên tiếng về chính sách kiểm soát thuốc lá trong đó bao gồm thuốc lá mới, dựa trên các bằng chứng khoa học, dữ liệu đời thực hiện có, cũng như thực trạng đang diễn trong nước.

Hội nghị COP10 sẽ được tổ chức vào tháng 11 này, nhằm tìm kiếm các giải pháp tốt hơn cho người hút thuốc bên cạnh các mục tiêu giảm tiêu thụ thuốc lá, giảm tỷ lệ bệnh tật...

Những dữ liệu đời thực đến nay về thuốc lá mới

Ngay từ kỳ COP3 năm 2008, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các quốc gia thành viên đã sớm bàn luận các vấn đề liên quan đến sản phẩm thuốc lá mới chứa nicotine.

Tiếp theo đó là các vấn đề về kỹ thuật của sản phẩm, trong đó có bao gồm những báo cáo nghiên cứu do WHO thực hiện.

Đi kèm theo đó là các quyết định có tiềm năng trở thành những hướng dẫn để các quốc gia thành viên thiết lập hành lang pháp lý đối với các sản phẩm này.

[Xung quanh vấn đề về vai trò của nicotine trong y khoa]

Đến nay, khía cạnh khoa học liên quan thuốc lá mới vẫn tiếp tục được nghiên cứu. Tuy nhiên, thay vì chỉ trông đợi và phụ thuộc vào kết quả từ WHO, chính phủ nhiều nước đã chủ động kiểm soát các sản phẩm thuốc lá mới dựa trên điều kiện nghiên cứu, hệ thống pháp luật thực tiễn của quốc gia và các dữ liệu khoa học từ nhiều tổ chức y tế uy tín khác trên toàn cầu.

Đặc biệt, các nước tiên tiến cũng đã tiến hành các nghiên cứu để đưa ra quyết định phù hợp trong việc kiểm soát thuốc lá mới. Đến nay, nhiều nước đã có những ghi nhận dữ liệu thực tế.

Năm 2014, Chính phủ Nhật Bản đã đưa các sản phẩm thuốc lá mới vào quản lý. Sau 5 năm thương mại hóa thuốc lá làm nóng, năm 2019, doanh số bán thuốc lá điếu đốt cháy thông thường của Nhật giảm 34%, còn lượng thuốc lá tiêu thụ cũng giảm 44%.

Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cũng thực hiện quản lý thuốc lá điện tử có chứa nicotine như dược phẩm. Nước này cũng chính thức đưa thuốc lá làm nóng thành đối tượng điều chỉnh của Đạo luật Kinh doanh Thuốc lá 1984, kinh doanh hợp pháp dưới sự quản lý của Bộ Tài chính.

Những thông tin này được Bác sỹ Hiroya Kumamaru, chuyên gia tim mạch, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa AOI, Nhật Bản công bố sáng 20/9, trong Diễn đàn Nicotine và Thuốc lá Toàn cầu (GTNF) tổ chức tại Seoul, Hàn Quốc.

Để theo dõi tác động của thuốc lá mới lên xã hội, năm 2020, chính phủ Nhật Bản đã thực hiện nghiên cứu về tỷ lệ giới trẻ sử dụng thuốc lá làm nóng.

Theo báo cáo, tỷ lệ này ở mức rất thấp: chỉ 0,1% học sinh sử dụng sau 6 năm sản phẩm có mặt trên thị trường.

Tại châu Âu, số liệu từ Cơ quan Y tế Công cộng Thụy Điển cũng cho thấy tỷ lệ người hút thuốc lá điếu tại nước này tiếp tục giảm còn 5,8% vào năm 2022.

Kết quả này dự báo trước năm 2030, Thụy Điển có thể trở thành quốc gia không khói thuốc đầu tiên trên thế giới.

Giới chuyên gia cho rằng thành tựu này một phần nhờ vào việc Thụy Điển đã hợp pháp thuốc lá ngậm snus, có hàm lượng các chất gây hại thấp hơn, kể từ năm 2019.

thuy_dien.jpgTỷ lệ người hút thuốc lá điếu tại Thụy Điển giảm còn 5,8% vào năm 2022. (Nguồn: Vietnam+)

Tham khảo sở cứ khoa học là cần thiết khi Việt Nam đưa ra ứng xử đối với thuốc lá mới

Về phần Việt Nam, các cơ quan Bộ ngành liên quan vẫn đang thảo luận về quyết định cuối cùng đối với thuốc lá mới.

Trong một cuộc họp gần đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhấn mạnh: "Vấn đề này cần phải được nghiên cứu một cách thận trọng, tổng thể, khách quan, khoa học, từ đó mới có thể đưa ra được đề xuất, kiến nghị chính sách phù hợp đối với thuốc lá mới."

Theo các chuyên gia, Việt Nam dù chưa tiến hành những nghiên cứu thực tiễn, nhưng có thể căn cứ trên những thông tin khoa học hiện có và thực tế tình hình buôn lậu thuốc lá trong suốt thời gian qua để làm cơ sở cho những quyết định về chính sách quản lý đối với thuốc lá mới, chỉ phụ thuộc vào các khuyến nghị là không đủ.

Hành động này nhằm mục đích hài hòa lợi ích các bên, bảo vệ mọi đối tượng, trong đó có chủ thể quan trọng là người hút thuốc.

Bên cạnh đó, giới chuyên gia cũng cho rằng, WHO và Ban thư ký cần có thêm nhiều nghiên cứu chuyên sâu và cập nhật gần nhất về thuốc lá mới. Điều này là cơ sở giúp cho các quốc gia thành viên thiếu điều kiện tự nghiên cứu như Việt Nam đưa ra quyết định phù hợp đối với thuốc lá mới trên cơ sở bảo vệ quyền và lợi ích về sức khỏe cộng đồng./.

(Vietnam+)

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020