Chuyên mục  


Dầu cá có từ nhiều loại cá. Nó rất giàu hai acid béo omega-3 quan trọng gọi là acid eicosapentaenoic (EPA) và acid docosahexaenoic (DHA). Lợi ích của dầu cá dường như đến từ hàm lượng acid béo omega-3.

Các loại cá đặc biệt giàu các loại dầu này bao gồm cá thu, cá trích, cá ngừ và cá hồi. Cơ thể không tự sản xuất được nhiều acid béo omega-3. Acid béo omega-3 làm giảm đau và sưng tấy, đồng thời ngăn ngừa máu đông dễ dàng. Đừng nhầm lẫn dầu cá với EPA, DHA, dầu gan cá tuyết, dầu hạt lanh, dầu nhuyễn thể hoặc dầu gan cá mập.

1. Một số điều kiện nhất định có thể làm cho dầu cá có hại

dau-ca-17295635042841112996383-1730125882936-1730125883125143201037.jpg

Dầu cá tốt cho sức khỏe nhưng phải ai cũng không nên bổ sung.

Những người bị dị ứng với cá, động vật có vỏ hoặc đậu nành không nên bổ sung dầu cá nếu chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

Trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi, phụ nữ mang thai nếu bổ sung dầu cá cần hỏi ý kiến bác sĩ.

Chất bổ sung dầu cá có thể tương tác với một số loại thuốc hoặc chất bổ sung khác. Không dùng dầu cá khi chưa có sự chấp thuận của bác sĩ nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào (đặc biệt là thuốc làm loãng máu ) hoặc mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, bệnh tim, bệnh thận, bệnh gan hoặc bất kỳ rối loạn nào của tuyến tụy. Bổ sung dầu cá có thể cản trở hoạt động của thuốc nội tiết tố bao gồm cả thuốc tránh thai.

Một số nghiên cứu đã báo cáo rằng quá trình oxy hóa dầu cá trong cơ thể có thể làm trầm trọng thêm bệnh gan do rượu. Những người uống nhiều hơn hai ly rượu mỗi ngày không được bổ sung dầu cá trừ khi có lời khuyên của bác sĩ.

Đã có những lo ngại về việc bổ sung dầu cá và tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Mặc dù một số nghiên cứu báo cáo nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt tăng lên, nhiều nghiên cứu khác cho thấy không có mối liên hệ nào hoặc thậm chí giảm nguy cơ khi bổ sung dầu cá.

2. Liều lượng dầu cá hàng ngày là bao nhiêu?

Dầu cá cần được dùng với liều lượng phù hợp với độ tuổi và sức khỏe chung của cơ thể, nên dùng theo hướng dẫn trên bao bì hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Liều lượng cũng có thể khác nhau tùy thuộc vào tình trạng được kê đơn bổ sung. Liều điều trị tăng triglycerid máu thường là 4 g uống mỗi ngày. Điều này có thể được thực hiện dưới dạng một liều duy nhất hoặc chia làm hai lần.

Các chất bổ sung dầu cá thường có sẵn dưới dạng:

  • Dầu lỏng;
  • Viên nang mềm;
  • Viên nang.

Uống bổ sung dầu cá cùng với thức ăn có thể làm giảm nguy cơ tác dụng phụ như hơi thở khó chịu hoặc acid.

3. Tác dụng phụ của dầu cá

Các chất bổ sung dầu cá rất phổ biến vì hàm lượng acid béo omega-3 phong phú, có một số lợi ích về sức khỏe bao gồm cải thiện sức khỏe tim mạch và não. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định, đặc biệt khi dùng quá mức hoặc không có chỉ định, tư vấn của bác sĩ.

Các tác dụng phụ có thể khác nhau về tần suất và mức độ nghiêm trọng tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe tiềm ẩn mà người đó có thể mắc phải hoặc bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung nào họ đang dùng.

bo-sung-dau-ca-172956376361113390415-1730125883648-17301258837792046100020.jpg

Trước khi bổ sung dầu cá nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Tác dụng phụ nhỏ của việc bổ sung dầu cá:

  • Hơi thở khó chịu hoặc có mùi vị trong miệng;
  • Đầy hơi, ợ hơi, ợ nóng;
  • Viêm dạ dày;
  • Đau bụng;
  • Buồn nôn, nôn;
  • Phát ban da nhỏ;
  • Đau lưng;

Tác dụng phụ nghiêm trọng của việc bổ sung dầu cá:

Mặc dù hiếm gặp nhưng việc bổ sung dầu cá có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng như phản ứng dị ứng nghiêm trọng ở những người nhạy cảm. Điều này có thể biểu hiện như:

  • Sưng môi, lưỡi, mặt hoặc cổ họng;
  • Nổi mề đay hoặc phát ban da nghiêm trọng;
  • Khò khè, khó thở;
  • Tức ngực hoặc đau;
  • Sốt kèm theo ớn lạnh;
  • Đau nhức cơ thể;
  • Ngứa;
  • Nhịp tim bất thường;
  • Chóng mặt hoặc thậm chí ngất xỉu...

Bổ sung dầu cá có thể làm tăng xu hướng chảy máu. Điều này có thể còn rõ rệt hơn nếu đang dùng thuốc làm loãng máu (chẳng hạn như warfarin) hoặc hiện đang có rối loạn chảy máu . Trong những trường hợp như vậy có thể nhận thấy:

  • Mất máu tăng hoặc kéo dài do vết cắt và vết thương nhỏ;
  • Vết bầm tím;
  • Ho ra máu;
  • Chảy máu nướu răng;
  • Chảy máu cam;
  • Tăng lượng máu mất trong kỳ kinh nguyệt;
  • Máu trong nước tiểu hoặc phân;
  • Nước tiểu màu nâu sẫm;
  • Phân lỏng, nhớt và có màu đen...

Bất cứ ai đang cân nhắc việc sử dụng bổ sung dầu cá nên đi khám và hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay nếu nhận thấy bất kỳ tác dụng phụ nào khi dùng dầu cá.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020