Chuyên mục  


Không có lời trăn trối nào để lại, cũng không có thuốc men để tự tử... ở hiện trường, cảnh sát Nhật Bản cho biết, Miho Nakayama không có bất kỳ vết thương bên ngoài nào. Họ cũng loại trừ các vụ án hình sự và chấn thương do ngã trong phòng tắm. Nguyên nhân dẫn đến cái chết của nữ diễn viên có thể do sốc nhiệt khi đang tắm. Sự chênh lệch nhiệt độ quá cao khiến huyết áp thay đổi đột ngột, dẫn đến tử vong bất ngờ.

tu-vong-do-tam-vao-mua-dong1-1734325014897414206513.jpg

Phòng tắm - "Điểm nóng" sốc nhiệt vào mùa đông

Các chuyên gia cho rằng, vào mùa đông, nhiệt độ thay đổi mạnh thường xảy ra trong nhà, đặc biệt là trong phòng tắm. Khi muốn tắm, trước tiên chúng ta chuyển từ phòng ở ấm sang phòng tắm lạnh, sau đó dùng vòi sen hoặc bồn tắm nước ấm, cơ thể trải qua sự thay đổi nhiệt độ mạnh mẽ từ ấm sang lạnh rồi lại ấm, khiến huyết áp tăng cao rồi lại đột ngột giảm xuống như tàu lượn siêu tốc vậy.

  • ngang-151c4ca37-e637-48c0-9e8d-b3fb460af4b5-17340950753661179267868-0-0-1042-1667-crop-17340950844062003445193-0-0-932-1492-crop-1734144593360506417090.jpg

    Taylor Swift kết thúc chuyến lưu diễn với thể lực phi thường nhưng cô ấy đã làm gì với đôi mắt của mình vậy?

BS Ye Yuanling (Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Y học cổ truyền Hàng Châu, Trung Quốc) giải thích, việc chuyển nhanh từ môi trường lạnh sang môi trường ấm nóng sẽ khiến nhiệt độ cơ thể không thể thích ứng với những thay đổi của môi trường theo thời gian và huyết áp dao động đáng kể, dẫn đến sốc nhiệt.

Ngoài ra, độ ẩm và nhiệt độ bên trong phòng tắm quá cao khiến các mao mạch giãn ra, gây các triệu chứng tương tự như say nắng, lượng máu lớn dồn lên bề mặt cơ thể. Lúc này, lượng máu cung cấp đến các cơ quan quan trọng trong cơ thể không đủ, dẫn đến đột quỵ và thậm chí tử vong nhanh chóng.

Sự thay đổi nhiệt độ mạnh mẽ như vậy không chỉ giới hạn ở phòng tắm và bồn tắm mà còn có thể xảy ra ở những nơi khác. Chênh lệch nhiệt độ nóng và lạnh càng lớn thì huyết áp dao động càng lớn, tổn thương cho cơ thể cũng tỷ lệ thuận với mức độ dao động.

tu-vong-do-tam-vao-mua-dong2-1734325014889546066725.jpg

Tắm vào mùa đông cần đúng cách, tránh rủi ro sức khỏe đáng tiếc

Theo Webmd, những nhóm có nguy cơ cao bị sốc do chênh lệch nhiệt độ bao gồm: Người trên 65 tuổi, người béo phì, người tắm sau khi uống rượu, người bị huyết áp cao, người có tiền sử bệnh tim mạch, luôn tắm nước nóng trên 42 độ C, áp lực cao, mệt mỏi trong công việc và gia đình, tiền sử mắc bệnh tuyến giáp, rối loạn nội tiết tố nữ, đi ra ngoài lạnh về tắm ngay, mỗi lần tắm ngâm toàn thân hơn 20 phút.

Để tránh rơi vào rủi ro sốc nhiệt, đột quỵ khi tắm vào mùa đông cần lưu ý:

Trước khi tắm

Người cao tuổi nên cố gắng thông báo với người nhà trước khi tắm. Uống 1 ly nước trước khi tắm để giữ nước, tránh đổ mồ hôi quá nhiều có thể dẫn đến tụt huyết áp do mất nước.

Trước khi cởi quần áo, hãy dùng nước nóng từ vòi sen xả vào tường, sàn nhà tắm để tăng nhiệt độ trong phòng tắm; dùng máy sưởi làm nóng phòng, hạn chế chênh lệch nhiệt độ. Tránh tắm ngay sau bữa ăn vì huyết áp có xu hướng giảm nhanh hơn sau ăn.

tu-vong-do-tam-vao-mua-dong3-17343250148751367166226.jpg

Khi đi tắm

Nên giữ nhiệt độ nước nóng dưới 41 độ C. Cố gắng không tắt vòi hoa sen khi tắm để cơ thể được đảm bảo giữ ấm.

Trình tự tắm bắt đầu từ tay chân, sau đó đến thân. Cách này giúp máu chảy ngược về thân, tim sẽ được cung cấp đủ máu, không tản nhiệt nhiều, giúp cơ thể có quá trình tự điều chỉnh thích ứng.

Ngoài ra, chỉ tắm 5-15 phút là đủ. Người cao tuổi có thể chuẩn bị một chiếc ghế nhỏ trong phòng tắm để ngồi tắm rửa, đề phòng đứng lâu dễ kiệt sức.

Sau khi tắm

Tốt nhất bạn nên lau khô người, mặc quần áo trong phòng tắm, tránh nguy cơ ngất xỉu, cảm lạnh khi mặc bên ngoài.

Sau khi tắm xong hãy uống một cốc nước ấm để bổ sung lượng nước đã mất đi trong quá trình tắm. Sau khi rời khỏi phòng tắm, hãy cố gắng giữ cho cổ và dây thần kinh ngoại biên ở trạng thái ấm.

tu-vong-do-tam-vao-mua-dong4-17343250148141148199459.jpg

Đừng tắm theo 3 kiểu chết người

1. Tắm ngay sau khi thức dậy

Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng, tắm ngay khi thức dậy sẽ làm tổn hại dương khí và sinh lực. Đặc biệt đối với người có bệnh lý tiềm ẩn hoặc thể lực kém rất dễ hạ đường huyết, hạ huyết áp.

2. Tắm sau khi uống rượu

Sau uống rượu, lượng glucose dự trữ trong cơ thể sẽ bị tiêu hao khi tắm, lượng đường trong máu giảm xuống, khiến gan ức chế hoạt động và cản trở quá trình dự trữ glucose, dễ dẫn đến hạ đường huyết và sốc.

3. Đi tắm sau khi tập thể dục

Không nên tắm sau khi tập thể dục vì khi cơ thể tiếp xúc với nước nóng sẽ khiến các mạch máu ở cơ và da giãn ra, càng làm tăng lượng máu đến cơ và da, dẫn đến lượng máu cung cấp đến cơ không đủ.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020