Chuyên mục  


Cơ quan Y tế Công cộng Canada (PHAC) mới đây lưu ý, hiện đã có 164 trường hợp nhiễm khuẩn salmonella do ăn dưa lưới được xác nhận trên khắp 8 tỉnh thành của đất nước này. Quebec là nơi có số ca nhiễm nhiều nhất, với tổng số 111 người. Các tỉnh khác đã báo cáo số ca nhiễm bao gồm British Columbia, Alberta, Ontario, Prince Edward Island, New Brunswick, Nova Scotia và Newfoundland and Labrador.

d-1705033652758877140452.jpg

Hiện đã có 164 trường hợp nhiễm khuẩn salmonella khi ăn dưa lưới được xác nhận trên khắp 8 tỉnh của Canada. (Ảnh minh họa)

61 người đã phải nhập viện và phần lớn những người mắc bệnh bao gồm trẻ em từ 5 tuổi trở xuống cũng như người lớn từ 65 tuổi trở lên.

Cơ quan Thanh tra Thực phẩm Canada (CFIA) bắt đầu đưa ra cảnh báo thu hồi dưa lưới vào ngày 1 tháng 11. Tính đến giữa tháng 12, đất nước này đã có 6 trường hợp tử vong được xác nhận do ăn dưa lưới không đảm bảo nguồn gốc.

q2-17049724298492100354625.jpg

Nếu không thể xác minh được rõ nguồn gốc, xuất xứ của dưa lưới thì tốt nhất bạn không nên mua nó. (Ảnh minh họa)

PHAC cảnh báo: "Đây là loại quả dễ nhiễm khuẩn salmonella. Nếu không thể xác minh được rõ nguồn gốc, xuất xứ của dưa lưới thì tốt nhất bạn không nên mua nó để tránh rước bệnh".

Theo BS dinh dưỡng Vũ Đại Dương (làm việc tại TP.HCM), dưa lưới chỉ là một trong nhiều loại trái cây tươi có nguy cơ nhiễm khuẩn cao, trong đó có nhiễm khuẩn salmonella. Điều quan trọng là bạn cần mua sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, trước khi ăn cần đảm bảo vệ sinh, rửa sạch vỏ...

Vi khuẩn Salmonella nguy hiểm thế nào?

Salmonella rất độc vì sinh ra ngoại độc tố. Ngoại độc tố này không bị phân hủy bởi nhiệt nên dù thực phẩm nấu chín, người dùng vẫn có thể bị ngộ độc. Ngoại độc tố của vi khuẩn Salmonella vào cơ thể sẽ trực tiếp gây bệnh, thậm chí có thể gây tử vong.

Ngoài dưa lưới, cẩn trọng với những thực phẩm có nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella cao dịp Tết

1. Thịt gia cầm

Thịt gia cầm sống hoặc nấu chưa chín kỹ như thịt gà có nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella cao. Các chuyên gia cũng lưu ý rằng các sản phẩm gà tẩm bột, như gà viên, cũng thường có liên quan đến nhiễm vi khuẩn salmonella vì nhiều người nghĩ rằng chúng đã được nấu chín kỹ khi mua, dẫn đến chủ quan, dễ nhiễm khuẩn.

q3-1704972429824775484539.jpg

Thịt gia cầm sống hoặc nấu chưa chín kỹ như thịt gà có nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella cao. (Ảnh minh họa)

2. Trứng

Trứng luôn có sẵn trong tủ lạnh của mọi gia đình. Không chỉ dịp Tết mà bất cứ thời điểm nào nó cũng đều được sử dụng vì tính tiện lợi, nhanh chóng, bổ dưỡng.

Trứng rất nhạy cảm với vi khuẩn salmonella, có thể khiến bạn bị bệnh nếu ăn sống hoặc nấu chưa chín. Do đó cần chú ý ăn trứng chín kỹ, tránh bị nhiễm khuẩn đáng tiếc.

3. Rau, trái cây ăn sống

Trái cây và rau quả, như rau lá xanh, dưa chuột, cà chua và hành tây, rất dễ gây ngộ độc thực phẩm khi ăn sống.

Đáng nói, nhiều thực phẩm trên thường được dùng để ăn sống. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella. Chuyên gia cho biết, nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩn chủ yếu là do nguồn nước dùng để tưới tiêu.

-1705056927542786594169.jpg

Trái cây và rau quả, như rau lá xanh, dưa chuột, cà chua và hành tây, rất dễ gây ngộ độc thực phẩm khi ăn sống. (Ảnh minh họa)

4. Giá đỗ

Các loại rau sống khác nhau, bao gồm cỏ linh lăng và giá đỗ, có liên quan đến ngộ độc salmonella. Giá đỗ cần nước và điều kiện ấm áp để hạt nảy mầm, tạo ra môi trường thực sự tốt cho vi khuẩn phát triển.

Do đó, mua giá đỗ để ăn, bạn cũng cần chú ý mua nguồn đảm bảo. Bạn có thể tự làm giá đỗ nhưng cũng cần chú ý rửa sạch sẽ, tránh nhiễm khuẩn salmonella.

q4-1704972429783905716988.jpg

Giá đỗ rất dễ nhiễm khuẩn salmonella. (Ảnh minh họa)

5. Hải sản

Cá và động vật có vỏ cũng có thể bị nhiễm khuẩn salmonella, đặc biệt nếu chúng được nhập khẩu từ những nơi có khí hậu ấm hơn. Nấu chín hải sản sống đúng cách là cách tốt nhất để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm.

Làm thế nào để ngăn ngừa nhiễm khuẩn salmonella?

- Nấu thịt đúng cách: Khi nấu thịt gà hoặc bất kỳ loại thịt nào, hãy đảm bảo nấu ở nhiệt độ đủ làm món thịt chín hoàn toàn. Bạn có thể trang bị nhiệt kế để chắc chắn.

- Đảm bảo vệ sinh: Rửa thớt, dụng cụ nấu ăn và đôi tay sau khi xử lý các sản phẩm thịt sống.

- Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp.

- Theo dõi các đợt thu hồi: Nếu bạn thấy một đợt thu hồi, hãy kiểm tra tủ đựng thức ăn hoặc tủ lạnh để đảm bảo không tiêu thụ sản phẩm đó.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020