Chuyên mục  


base64-1704782511380253031218.jpeg

Lãnh đạo Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Từ Dũ cùng ê kíp các bác sĩ trực tiếp can thiệp thông tim bào thai - Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Ngày 4-1, một bào thai 32 tuần bị bất thường bẩm sinh, không có lỗ van động mạch phổi, thiểu sản thất phải, có nguy cơ tử vong trong bụng mẹ đã được ê kíp các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Từ Dũ can thiệp thông tim thành công ngay trong vòng 40 phút.

Tình hình can thiệp tim cho bào thai trên thế giới ra sao?

Bộ Y tế cho hay hẹp van động mạch phổi với vách liên thất kín (PA-IVS) là một dị tật tim bẩm sinh xảy ra do sự thông thương phân chia giữa tâm thất phải (RV) và tuần hoàn động mạch phổi.

Hẹp van động mạch phổi với vách liên thất kín có tỉ lệ rất hiếm, với 0,042-0,053/1.000 ca sinh sống. 

Bệnh có thể được chẩn đoán khi khám siêu âm sản khoa định kỳ. Kích thước tim thai thường trong giới hạn bình thường.

Nhiều tổ chức đã công bố các báo cáo loạt ca nhỏ, với mức độ thành công khác nhau đối với can thiệp tim mạch bào thai (FCI) cho hẹp van động mạch phổi với vách liên thất kín.

Cơ quan đăng ký can thiệp tim thai nhi quốc tế (IFCIR) đã công bố dữ liệu từ nhiều tổ chức cung cấp can thiệp tim mạch bào thai cho hẹp van động mạch phổi với vách liên thất kín.

Trong số 30 bệnh nhân được theo dõi, có 16 bệnh nhân đã trải qua can thiệp tim mạch bào thai, với 11 bệnh nhân thành công, 3 bệnh nhân không thành công về mặt kỹ thuật và 2 bệnh nhân không được báo cáo (Moon-Grady et al., 2015).

Có 3 trường hợp tử vong liên quan đến thủ thuật và 1 trường hợp thai chết lưu muộn ở nhóm can thiệp tim mạch bào thai thành công về mặt kỹ thuật (11 trường hợp). 

1 trường hợp thai chết lưu liên quan đến thủ thuật trong nhóm 3 trường hợp không thành công về mặt kỹ thuật.

Trong số những bệnh nhân không trải qua can thiệp tim mạch bào thai, có 8 trong số 14 trẻ được sinh ra sống. 

Trong số bệnh nhân được can thiệp và can thiệp không thành công, có 4/10 bệnh nhân được sửa chữa 2 thất thành công, 2/10 có sửa chữa 1 thất và 4/10 tử vong trước khi xuất viện.

Nhóm tại Trung tâm Tim Bệnh viện Nhi ở Linz đã công bố một đoàn hệ can thiệp bào thai lớn tại trung tâm duy nhất (Tulzer và cộng sự, 2018). 

Họ đã báo cáo 35 can thiệp tim mạch bào thai trên 25 cặp mẹ - thai bị hẹp van động mạch phổi với vách liên thất kín hoặc hẹp van phổi nghiêm trọng.

Trong nhóm 21 trường hợp can thiệp thành công, có 15 trường hợp có kết quả can thiệp 2 thất thành công (70%), 3 trường hợp được đưa về 1.5 thất và 3 trường hợp có kết quả không xác định. 

Không có bệnh nhân nào can thiệp tim mạch bào thai thành công có kết quả tim 1 thất sau sinh (Tulzer và cộng sự, 2018; Tulzer & Gardiner, 2006).

Và ở Việt Nam

Tại Việt Nam và Đông Nam Á, lần đầu tiên bào thai bị dị tật tim bẩm sinh nặng được thông van tim thành công, do ê kíp bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Từ Dũ thực hiện vào ngày 4-1 vừa qua.

4171164477065247982786434551753413712244166n-170478341054428876455.jpg

Ca thông tim cho thai nhi được Tuổi Trẻ nhật báo trang trọng đưa lên trang 1 số báo ngày 8-1

Bộ Y tế cho hay ca thông tim trong bào thai do ê kíp bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) là thành tựu y tế nổi bật của nước ta.

Vừa qua lãnh đạo UBND TP.HCM cũng khen thưởng đột xuất cho ê kíp tại Hội nghị triển khai hoạt động trọng tâm 2024 của ngành y tế TP.HCM ngày 5-1.

Lúc 9h ngày 4-1, ê kíp phẫu thuật cả hai bệnh viện tiến hành can thiệp tim thai trong bào thai 32 tuần của sản phụ L..

Tất cả đã nỗ lực hết sức đảm bảo chính xác tuyệt đối, hạn chế tối đa sự cố có thể xảy ra. Ca phẫu thuật đã thành công như mong đợi, cả mẹ và bào thai đều khỏe mạnh trở lại sau can thiệp.

10 sự kiện nổi bật ngành y tế năm 2023

Bộ Y tế vừa công bố 10 sự kiện nổi bật của ngành y tế năm 2023, gồm:

1. Ban Bí thư, Quốc hội ban hành các chỉ thị, nghị quyết tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới.

2. Quốc hội thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

3. Bộ Y tế tham mưu, xây dựng nhiều chính sách tháo gỡ khó khăn về đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư y tế và vắc xin.

4. Tháo gỡ cơ chế thanh toán chi phí khám, chữa bệnh.

5. UNESCO vinh danh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

6. COVID-19 chính thức chuyển sang bệnh truyền nhiễm nhóm B, ghi nhận sự thành công của Việt Nam trong phòng, chống dịch.

7. Ngành y tế cải cách hành chính và chuyển đổi số mạnh mẽ.

8. Nhiều đột phá trong phẫu thuật, điều trị, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh phục vụ nhân dân.

9. Việt Nam là quốc gia dẫn đầu châu Á - Thái Bình Dương về điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP), góp phần giảm nguy cơ lây nhiễm HIV.

10. Hoạt động đối ngoại của ngành y tế được đẩy mạnh.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020