Thế nhưng, theo một khảo sát gần đây, hơn 50% trẻ Việt Nam đang bị thiếu vi chất, 19% thiếu đạm… và nhiều nghịch lý khác còn tồn tại khiến các bậc phụ huynh phải bất ngờ.
Nghịch lý 1: Bữa sáng - Trẻ ăn thật nhiều nhưng nhận được bao nhiêu
Theo kết quả SEANUTS II, chương trình khảo sát dinh dưỡng khu vực Đông Nam Á do Tập đoàn FrieslandCampina thực hiện, thu thập dữ liệu trên gần 14.000 trẻ em từ 6 tháng đến 12 tuổi, 96% trẻ em Việt Nam được ăn sáng đầy đủ. Thế nhưng, có đến hơn 50% trẻ bị thiếu hụt các vitamin và khoáng chất cần thiết, đặc biệt là Canxi, Vitamin D, Vitamin A…. Ngoài ra, có đến 19% trẻ chưa đáp ứng lượng protein khuyến nghị, hơn 10% trẻ bị thấp còi.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, điều này bắt nguồn từ thói quen dinh dưỡng của người Việt, đặc biệt là bữa sáng, bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Đối với trẻ em tiểu học, bữa sáng thường được chuẩn bị nhanh với các món như xôi, cháo, bánh mì, bánh bao… thường thiếu cân bằng về dinh dưỡng quá nhiều tinh bột nhưng lại thiếu đạm, các vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự tăng trưởng thể chất của trẻ. Trong khi đó, bên cạnh việc cung cấp năng lượng cho cơ thể, một bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng còn phải cung cấp các vi chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ ở độ tuổi 4 - 12, giai đoạn cửa sổ vàng để tối ưu việc phát triển thể chất và tinh thần cho trẻ.
Các vi chất dinh dưỡng tuy chỉ chiếm một số lượng rất nhỏ nhưng lại là những cầu dẫn quan trọng để cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng trong bữa ăn sáng, qua đó giúp cơ thể trẻ phát triển tối ưu về chiều cao, cân nặng, trí tuệ và cảm xúc. Chính vì thế, có thể kết luận cho trẻ ăn sáng thôi là chưa đủ, mà quan trọng hơn là là trẻ phải được ăn một bữa sáng đầy đủ và cân bằng về dinh dưỡng - một nền tảng quan trọng giúp hạn chế nguy cơ suy dinh dưỡng, thiếu đạm, thấp còi cho trẻ.
Thật bất ngờ với nhiều phụ huynh khi biết được bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng còn có khả năng phòng tránh béo phì. Về mặt lý thuyết, bữa sáng đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh sự thèm ăn, lượng hormone và số lượng calo đốt cháy trong ngày. Khi ăn sáng không đủ dinh dưỡng, cơ thể có nhu cầu bù đắp lại năng lượng thiếu hụt nên trẻ em sẽ ăn nhanh, nhiều và no vào các bữa trưa, chiều tối. Năng lượng cung cấp quá nhiều vào cuối ngày nhưng không có hoạt động thể lực để tiêu hao sẽ tích lũy dưới dạng mỡ và gây thừa cân béo phì. Các món ăn nhanh nhiều đường, chất béo thường được lựa chọn khi đói bụng càng khiến trẻ dễ tăng cân.
Nếu so sánh với bữa sáng của trẻ em các nước Âu - Mỹ, hoặc các nước phát triển ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc …, những quốc gia đang có chỉ số phát triển thể chất của trẻ ở mức độ khá tốt, có thể nhận thấy điểm khác biệt lớn nhất là bữa sáng của trẻ em Việt Nam thiếu khẩu phần sữa. Trong khi đó, một hộp sữa 180ml có thể đáp ứng được 20% protein, 20-30% nhu cầu Canxi trong cả một ngày dài. Các thành phần dưỡng chất khác như Canxi, Vitamin D, Vitamin A, Vitamin C, Vitamin B2, B12... có trong sữa sẽ cung cấp nguồn dinh dưỡng cân bằng, vừa vặn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đang thiếu hụt của trẻ.
Thực hiện "dinh dưỡng lành mạnh" theo tiêu chí của WHO và dựa trên kết quả từ chương trình khảo sát dinh dưỡng Đông Nam Á SEANUTs, sữa tươi Cô Gái Hà Lan luôn chú trọng bảo toàn hàm lượng protein, canxi tự nhiên vốn có trong sữa; giảm lượng đường, muối và chất béo bão hòa; bổ sung vi chất mà trẻ em Việt thường thiếu hụt.
Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng Foqus theo chuẩn châu Âu, Cô Gái Hà Lan thu hoạch dòng sữa thuần khiết tự nhiên, đảm bảo sữa tươi nguyên liệu trước khi về nhà máy đạt tiêu chuẩn hàm lượng dưỡng chất, không tồn dư kháng sinh và dư lượng thuốc trừ sâu, cũng như có số đếm tạp trùng (TPC) thấp hơn mức quy định tới 11 lần.
Đó là lý do những hộp sữa tươi an toàn, tự nhiên của Cô Gái Hà Lan luôn được bố mẹ Việt tin dùng cho con để bổ sung vào buổi sáng giúp trẻ có nền tảng thể chất vững vàng, đầy đủ dinh dưỡng phục vụ việc học tập, vui chơi trong một ngày.