"Chiến binh" chống ung thư Tinh Hi Á (44 tuổi, Trung Quốc) được chẩn đoán mắc ung thư biểu mô tuyến phổi vào cuối năm 2012, với tỷ lệ sống sót sau 5 năm chỉ là 4%. Dù đã qua đời vào năm 2024 vừa qua, nhưng cô đã vượt qua nhiều khó khăn và ghi lại nhiều kinh nghiệm về cuộc chiến chống lại căn bệnh ung thư của mình suốt 12 năm qua.
Tinh Hi Á
6 nguyên tắc ăn chống ung thư
Ung thư có thể gây chán ăn và suy dinh dưỡng. Xu Jiayun, chuyên gia dinh dưỡng của Quỹ Ung thư Đài Loan (Trung Quốc) cho biết sự phát triển khối u ung thư sẽ làm rối loạn quá trình trao đổi chất của cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp protein, cân bằng điện giải của cơ thể, hạn chế quá trình hấp thụ vitamin và khoáng chất.
Tuy nhiên, nếu được cung cấp đủ dưỡng chất, con người có khả năng chống chọi tốt hơn với những áp lực do khối u gây ra, hiệu quả điều trị cũng tốt hơn nên chế độ ăn uống rất quan trọng. Tinh Hy Á từng chia sẻ phương pháp ăn uống của mình.
1. Ăn uống cân bằng dựa trên khái niệm “bữa ăn hoàn chỉnh”
Khái niệm bữa ăn hoàn chỉnh bao gồm 1/4 tinh bột + 1/4 protein + 1/4 rau lá xanh + 1/4 loại rau khác. Nguyên liệu mà Tinh Hy Á sẽ ăn bao gồm:
Tinh bột: Gạo lứt, ngũ cốc, gạo lứt huyết rồng... được dùng làm thực phẩm chủ yếu. Cố gắng hạn chế ăn các loại tinh bột như mì, bánh mì, bánh bao...
Chất đạm: thịt, cá, đậu phụ… Ưu tiên chọn các loại thịt trắng, tránh các loại thịt chứa nhiều chất béo. Hải sản chứa axit béo không bão hòa đa EPA và DHA có thể giúp cải thiện chức năng miễn dịch.
1 thứ ở con lợn là "viagra tự nhiên", tốt cho cả vợ chồng
Rau: Tất cả các loại rau đều có thể cung cấp nhiều loại vitamin, khoáng chất và chất xơ. Đặc biệt, các loại rau có màu xanh đậm (rau bina, bắp cải, cải dầu, hoa cúc, rau muống, v.v.) thường có nhiều vitamin và khoáng chất hơn.
Theo khuyến nghị của Tổ chức Ung thư Đài Loan, bệnh nhân ung thư nên ăn uống cân bằng, tăng hoặc giảm lượng ăn ùy theo trọng lượng cơ thể cũng như mức độ hoạt động của từng cá nhân.
2. Uống nước ép rau củ vào bữa sáng
Tinh Hi Á sẽ sử dụng nhiều loại rau và trái cây để làm nước ép cho bữa sáng với tỷ lệ rau và trái cây là khoảng 7:3, cộng thêm hạt lanh. Nếu thời tiết lạnh có thể cho thêm gừng lát và long nhãn để điều chỉnh.
Các thành phần thường được sử dụng bao gồm:
Rau: Rau mầm, cà rốt, khoai tây, măng tây, cà chua,..
Trái cây: việt quất, mâm xôi, nam việt quất, thanh long, chanh dây, chanh,…
3. Không sử dụng thực phẩm siêu chế biến
Thực phẩm siêu chế biến là những thứ mà Tinh Hy Á gần như không bao giờ sử dụng. Bởi WHO đã phân loại đây là chất gây ung thư cấp độ 1, ngang hàng với thuốc lá và rượu. Hầu hết các loại thịt siêu chế biến đều được hun khói, ngâm chua, thêm chất bảo quản và chứa các chất có thể gây ung thư, làm tổn thương các tế bào khỏe mạnh.
Sử dụng thực phẩm nguyên mẫu - tức thực phẩm ở trạng thái ban đầu và qua quá trình tự nấu nướng, chế biến sẽ giúp giữ lại nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Không chỉ vậy, Tinh Hy Á từng nói cho biết cô rất thích ăn gà chiên, gà rang muối... nhưng từ khi mắc bệnh, cô đã hạn chế rất nhiều vì chúng chứa khá nhiều chất béo.
4. Sử dụng dầu ô liu
Từ sau khi mắc ung thư, Tinh Hy Á đã chuyển sang sử dụng dầu ô liu để nấu ăn bởi chúng rất giàu axit béo không bão hòa đơn cũng như vitamin E, polyphenol và các chất dinh dưỡng chống viêm và chống oxy hóa khác.
Một nghiên cứu kéo dài 28 năm của Đại học Harvard cho thấy những người tiêu thụ hơn một nửa thìa canh dầu ô liu hơn mỗi ngày không chỉ giảm 19% nguy cơ tử vong do các bệnh tim mạch và đột quỵ mà còn giảm 17% nguy cơ tử vong do ung thư.
Cùng với đó, khi nấu, cô cũng không đun nóng dầu cho đến khi bốc khói để tránh dầu bị biến chất và sinh ra chất gây ung thư có hại cho sức khỏe. Đồng thời khi nấu ăn, cô cũng cho thêm nhiều nước khi xào vì chúng sẽ giúp hạn chế xử dụng dầu, tránh bị cháy.
5. Kiêng đồ chứa nhiều đường
Tinh Hy Á cố gắng tránh xa các món ăn vặt ch
ứa nhiều đường. Các thí nghiệm trên động vật do Trung tâm Ung thư Anderson ở Texas cho thấy sucrose và fructose có trong những thực phẩm chứa nhiều đường có thể khiến các tế bào khối u ung thư vú phát triển và làm tăng nguy cơ di căn.
Chuyên gia điều trị ung thư và giáo sư danh dự Wada Yomi của Đại học Kyoto (Nhật Bản) cũng cho biết, tế bào ung thư sẽ hấp thụ một lượng lớn glucose làm nguồn năng lượng để phát triển, insulin IGF-1 có thể làm tăng hoạt động của tế bào ung thư.
Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân ung thư nên ngừng ăn các món tráng miệng chứa nhiều đường. Thay vào đó, nên ăn các loại hạt và trái cây khi đói.
6. Uống đủ nước mỗi ngày
Tinh Hy Á uống ít nhất 2500 đến 3000ml nước mỗi ngày để giải độc. Nếu uống các loại canh và trà khác, cô có thể tùy ý giảm lượng nước.
Cai Yushuang, chuyên gia dinh dưỡng tại Khoa Dinh dưỡng Lâm sàng của Bệnh viện Đại học Y Trung Quốc cho biết, bệnh nhân ung thư có lượng bạch cầu thấp và sức đề kháng kém chỉ nên uống nước đun sôi. Nếu bị tiêu chảy do tác dụng phụ của điều trị, nên uống nhiều nước hơn hoặc nước bổ sung chất điện giải. Nếu bị táo bón, nên uống một cốc nước ấm khi bụng đói ngay khi thức dậy.
Nguồn: edh.tw