Chuyên mục  


bien-chung-benh-tieu-duong-17335415825411418069166-123-0-917-1271-crop-1733542174467811286674.jpgNhập viện vì suy thận, loét gót chân, người bệnh tiểu đường thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

GĐXH - Một trong những nguyên nhân khiến nhiều người bệnh tiểu đường bị biến chứng nặng là do không kiểm soát tốt đường huyết, chế độ ăn uống thiếu tuân thủ và chỉ uống thuốc khi đường huyết lên cao...

Trong một chuyến đi câu cùng bạn bè, người đàn ông 30 tuổi ở Quý Châu (Trung Quốc) bắt được cá chép bạc lớn và quyết định làm món lẩu. Lúc này, một người bạn nói rằng ăn mật cá chép sống giúp cải thiện thị lực và sinh lý nam nên anh làm theo.

Gần một tiếng sau ăn, anh bắt đầu buồn nôn, đau bụng, chóng mặt và mệt mỏi đến mức bạn phải đưa về nhà. Tại nhà, nghĩ mình say rượu nên anh này tự móc họng để nôn rồi lên giường ngủ như bình thường. Không ngờ, tình trạng ngày càng xấu đi với các triệu chứng như Gần một tiếng sau, anh được người nhà đưa đi cấp cứu ngay trong đêm.

suy-gan-suy-than-1735292197056611237339.jpg

Ảnh minh họa

Tại Bệnh viện liên kết số 1 Đại học Chiết Giang (Trung Quốc), các bác sĩ xác định anh bị ngộ độc nghiêm trọng do ăn mật cá sống, dẫn đến suy gan, suy thận, và rối loạn đông máu cấp tính. Đặc biệt, chỉ số men gan của anh vượt ngưỡng bình thường tới hàng trăm lần, tính mạng nguy hiểm.

Sau nhiều giờ cấp cứu với sự kết hợp của bác sĩ nhiều khoa khác nhau, may mắn là anh đã thoát khỏi cơn nguy kịch. Tuy nhiên, cần rất nhiều thời gian để phục hồi chức năng cho các cơ quan bị ảnh hưởng khi ăn mật cá sống. 

Ngộ độc mật cá nguy hiểm thế nào?

Ở một số vùng, người dân có thói quen sử dụng mật cá để chữa bệnh vì nghĩ rằng mật cá có tác dụng nâng cao sức khoẻ, chữa được một số bệnh mạn tính như hen phế quản, đau lưng, viêm đại tràng… Người ta thường mách nhau nuốt sống cả túi mật hoặc pha với nước, rượu. Thực tế, các loại mật cá dòng cá chép như cá trắm, cá trôi, cá chép, cá hô, cá éc đều có thể gây ngộ độc. Cá càng to thì khả năng gây ngộ độc càng nhiều. 

Độc tố trong mật cá được xác định là Cyprinol sulfat, một acid mật C27. Khi vào cơ thể người gây độc tới các cơ quan nội tạng, cơ quan sinh sản và máu. Mặc dù ngộ độc các loại cá khác nhau, nhưng bệnh cảnh lâm sàng tương tự nhau, phù hợp với cùng một loại độc tố.

Độc tố chỉ có trong mật, gan và tụy của cá; không có trong thịt cá. Đặc biệt chỉ thấy trong mật cá nước ngọt chứ không có trong cá nước mặn.

Độc tố rất bền đối với nhiệt, vì vậy nạn nhân vẫn có thể bị ngộ độc sau khi ăn mật cá đã nấu chín.

suy-gan-suy-than-do-mat-ca-1735292372188325463173.jpg

Ảnh minh họa

Dấu hiệu ngộ độc mật cá

Sau khi uống mật cá trắm 2 - 3 giờ, các triệu chứng ngộ độc bắt đầu xuất hiện. Trường hợp nhẹ, bệnh nhân bị đau bụng, nôn, đại tiện lỏng, nhưng tiểu tiện vẫn bình thường. Trường hợp nặng, bệnh nhân đau bụng dữ dội, nôn thốc tháo và tiêu chảy rất nhiều. Tiếp theo đó là tiểu tiện ít, phù do suy thận cấp. Có những trường hợp rất nặng, bệnh nhân không có nước tiểu, phù to, khó thở, hôn mê và tử vong.

Phác đồ điều trị cơ bản là nhanh chóng thải trừ chất độc ra khỏi cơ thể, điều chỉnh các rối loạn nước, điện giải, kiềm toan. Trường hợp nặng có thể gây viêm hoại tử ống thận gây suy thận cấp, cần phải lọc máu ngoài thận cấp cứu.

Tuyệt đối không tự ý dùng mật cá chữa bệnh

Trong các bài thuốc Đông y, chỉ có một số loại mật được dùng để làm thuốc chữa bệnh, nhưng thường được bào chế thành dạng viên. Công đoạn bào chế rất phức tạp, với liều lượng, nồng độ nhất định nên người dân chỉ được sử dụng theo chỉ dẫn của thầy thuốc với liều lượng và cách chế biến của bác sĩ phù hợp từng bệnh nhân cụ thể.

Vì vậy, người dân không nên tự ý chữa bệnh tại nhà, đặc biệt không áp dụng các bài thuốc truyền miệng, không có căn cứ khoa học vì có thể dẫn đến những tai nạn nguy hiểm chết người. Tuyệt đối không dùng mật cá để chữa bệnh, đừng nên tự tổn hại sức khỏe bản thân vì thiếu hiểu biết.

soi-bang-quang-gay-suy-than-173250516261430972499-7-0-382-600-crop-17325052824701326198579.jpgNgười đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu

GĐXH - Người đàn ông 49 tuổi đến viện trong tình trạng đau tức vùng bụng dưới, tiểu khó, nước tiểu thường xuyên lẫn máu.

suy-than-cao-huyet-ap-17316852684431503025693-18-0-443-680-crop-17316853889761936944198.jpgThanh niên 21 tuổi suýt mất mạng vì suy thận và cao huyết áp, thừa nhận những sai lầm nhiều người Việt mắc phải

GĐXH - Thanh niên bị suy thận và cao huyết áp cho biết thường xuyên có thói quen gây hại thận, đó là: Thích ăn khuya, uống nhiều rượu bia, ngày nào cũng uống nhiều cà phê và ăn nhiều muối.

dot-quy-5-1735204300816536497820-0-0-375-600-crop-1735204417939324576084.pngNgười đàn ông 40 tuổi bất ngờ đột quỵ sau bữa tối thừa nhận mắc 2 sai lầm này khi trời lạnh

GĐXH - Trước khi đột quỵ, người đàn ông này thừa nhận có uống rượu bia và không mặc áo khoác khi ra ngoài trời lạnh.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020