Theo Bản tin Bộ Y tế về tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam, tính từ 16h ngày 10/6 đến 16h ngày 11/6, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 710 ca nhiễm mới, trong đó 0 ca nhập cảnh và 710 ca ghi nhận trong nước (giảm 251 ca so với ngày trước đó) tại 39 tỉnh, thành phố (có 588 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (176), Yên Bái (60), Nghệ An (53), Phú Thọ (47), Lào Cai (31), Quảng Ninh (27), Thành phố Hồ Chí Minh (22), Tuyên Quang (22), Thái Bình (22), Sơn La (21), Thái Nguyên (21), Nam Định (18), Quảng Bình (17), Vĩnh Phúc (16), Hưng Yên (16), Bắc Kạn (14), Hòa Bình (13), Lâm Đồng (12), Hà Nam (11), Cao Bằng (10), Lạng Sơn (9), Hải Dương (9), Hà Giang (8 ), Ninh Bình (8 ), Bắc Giang (7), Hải Phòng (7), Bến Tre (5), Thanh Hóa (5), Quảng Trị (4), Điện Biên (4), Lai Châu (4), Bình Định (2), Đà Nẵng (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (2), Bình Thuận (1), Bình Phước (1), Đồng Nai (1), Đồng Tháp (1), Hậu Giang (1).
Ngày 11/6, Sở Y tế Bến Tre đăng ký bổ sung 853 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổng sung thông tin.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (-77), Đà Nẵng (-42), Phú Thọ (-19).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Nghệ An (+5), Tuyên Quang (+5), Quảng Bình (+5).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 833 ca/ngày.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.731.244 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.367 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.723.479 ca, trong đó có 9.545.102 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.602.747), Thành phố Hồ Chí Minh (609.659), Nghệ An (485.033), Bắc Giang (387.636), Bình Dương (383.788).
Tình hình điều trị
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh
Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 7.321 ca
Tổng số ca được điều trị khỏi: 9.547.919 ca
2. Số bệnh nhân đang thở ôxy là 27 ca, trong đó thở ôxy qua mặt nạ: 22 ca; thở ôxy dòng cao HFNC: 2 ca; thở máy không xâm lấn: 1 ca; thở máy xâm lấn: 2 ca; ECMO: 0 ca.
3. Số bệnh nhân tử vong:
Từ 17h30 ngày 10/6 đến 17h30 ngày 11/6 ghi nhận 1 ca tử vong tại Tây Ninh (1).
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.083 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm
Từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 39.510.398 mẫu tương đương 85.819.388 lượt người.
Tình hình tiêm chủng
Trong ngày 10/6 có 318.674 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 223.388.747 liều.
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 200.676.050 liều: mũi 1 là 71.485.451 liều; mũi 2 là 68.815.322 liều; mũi 3 là 1.507.293 liều; mũi bổ sung là 15.022.478 liều; mũi nhắc lại lần 1 là 42.971.148 liều; mũi nhắc lại lần 2 là 874.358 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.504.637 liều: mũi 1 là 8.950.207 liều; mũi 2 là 8.554.430 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 5.208.060 liều: mũi 1 là 4.564.882 liều; mũi 2 là 643.178 liều.
Hoạt động của ngành y tế
Tiếp tục cùng các bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp thực hiện phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội, trong đó tập trung đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, bảo đảm hoàn thành tiêm mũi 3 cho người cần tiêm và tiêm mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi trong quý 2 năm 2022.
Bộ Y tế thường xuyên ban hành các Công điện gửi các tỉnh, thành phố về tăng cường công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi và mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên.
Bộ Y tế tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch, sự xuất hiện của các biến chủng mới; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để cập nhật thông tin kịp thời, chính xác về các biến chủng. Xây dựng phương án bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch COVID-19 giai đoạn 2022-2023.