Chuyên mục  


maga-17326937540271234739469.jpg

Tổng thống đắc cử Donald Trump xem sứ mệnh "Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại” là một trong những ưu tiên hàng đầu trong nhiệm kỳ tới - Ảnh: REUTERS

Đợt bổ nhiệm nội các của Tổng thống đắc cử Donald Trump về cơ bản đã hoàn thiện, thiết lập một bộ máy mà nhóm trợ lý của ông gọi là chính quyền thống nhất, trung thành, cùng hướng đến mục tiêu “Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại” (MAGA).

Mới đây, tờ New York Times phân loại dàn nội các của ông Trump thành 3 nhóm với 3 mục tiêu riêng biệt dựa trên quan điểm chính trị của họ, bao gồm nhóm trả đũa, nhóm xoa dịu thị trường và nhóm cắt giảm chi tiêu chính phủ.

3 hệ tư tưởng - 3 mục tiêu

Đầu tiên là nhóm trả đũa. Đây những quan chức vừa được bổ nhiệm trong chính quyền Trump 2.0.

Sự mâu thuẫn giữa ông Trump và Bộ Tư pháp Mỹ ngày càng trở trên sâu sắc hơn khi ông rời Nhà Trắng, đặc biệt sau khi cơ quan này tiến hành các hoạt động pháp lý chống lại ông, theo Washington Post.

Giờ đây, tổng thống đắc cử của Đảng Cộng hòa tuyên bố sẽ bổ nhiệm những luật sư đại diện cho ông trong năm qua, bao gồm ông Todd Blanche, Emil Bove và John Sauer vào các vị trí cấp cao trong Bộ Tư pháp.

Nhóm trả đũa sẽ truy lùng cái mà chính quyền Trump gọi là “nhà nước ngầm” và bất kỳ ai tham gia vào các vụ truy tố ông Trump.

Tổng thống đắc cử Trump từ lâu đã nghi ngờ có sự tồn tại của một “nhà nước ngầm” trong nhiệm kỳ đầu tiên, gây cản trở cho các chương trình nghị sự của ông.

Nhóm xoa dịu thị trường là nhóm thứ 2 trong bộ máy nội các tổng thống đắc cử Đảng Cộng hòa, với vị trí người dẫn đầu thuộc về tỉ phú Scott Bessent - người được ông Trump bổ nhiệm vào vị trí bộ trưởng tài chính thứ 79 của Mỹ.

Ông Scott Bessent nằm lòng các khẩu hiệu hướng tới triết lý MAGA thông qua các biện pháp như bãi bỏ một số quy định và giảm thuế, nhưng vẫn đảm bảo các chính sách gây tranh cãi của ông Trump như áp thuế lên hàng hóa nước ngoài hoặc duy trì đà tăng trưởng của thị trường chứng khoán sau bầu cử.

Cuối cùng, nhóm cắt giảm chi tiêu chính phủ là phe nổi bật và thu hút nhiều sự chú ý của công chúng nhất, do tỉ phú Elon Musk và tỉ phú Vivek Ramaswamy dẫn đầu.

Giới phân tích quốc tế đánh giá nhóm cắt giảm chi tiêu chính phủ có những mục tiêu riêng đầy tham vọng khi chính ông Elon Musk cam kết thực hiện sứ mệnh cắt giảm 2.000 tỉ USD ngân sách hằng năm của Chính phủ Mỹ.

Trong khi đó quan điểm của Washington Post lại cho rằng tổng thống đắc cử lựa chọn thành viên của đội ngũ mới không nhất thiết phải là những người theo nguyên tắc bảo thủ truyền thống, mà còn bao gồm những cá nhân có quan điểm trái ngược với cơ quan họ sẽ lãnh đạo.

Nhưng trên hết, ông Trump chọn những đồng minh thân cận nhất vào các vị trí quan trọng như phần thưởng cho lòng trung thành của họ.

elon-27-11-17326938879871863668126.jpg

Ông Trump có mặt tại sự kiện phóng tên lửa của SpaceX cùng người bạn thân Elon Musk ngày 19-11 - Ảnh: REUTERS

Có xung đột lẫn nhau?

Sự đa dạng về ý thức hệ trong bộ máy nội các của Tổng thống đắc cử Donald Trump khiến giới phân tích đặt câu hỏi liệu các nhóm này sẽ mâu thuẫn ra sao khi kết hợp với nhau để cùng điều hành nước Mỹ.

Theo giới quan sát Mỹ, sự phong phú về hệ tư tưởng và quan điểm thường được xem là ưu điểm, chứ không phải khuyết điểm của bộ máy nội các tổng thống.

Ngay các cố vấn của ông Trump cũng ca ngợi sự đa dạng này là một điểm mạnh, thay vì cố gắng thuyết phục tổng thống đắc cử định hình một hệ tư tưởng chính trị duy nhất trong bộ máy chính phủ.

“Tôi nghĩ ông ấy đã tạo ra một liên minh chiến thắng khác biệt, không phải là một liên minh Cộng hòa truyền thống” - ông Marc Short, cựu chánh Văn phòng Phó tổng thống Mike Pence trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump, đánh giá.

Tuy nhiên, lựa chọn của ông Trump những ngày vừa qua lại có sự khác biệt về tư tưởng và trải nghiệm quá lớn đến mức có thể tạo ra sự phức tạp trong dàn nội các.

Một số ý kiến cho rằng nhiều cá nhân có thể không thật sự gắn bó với lý tưởng MAGA và trung thành với chính ông Trump như cách họ thể hiện ra bên ngoài.

Thế nhưng ngay cả khi Đảng Cộng hòa đã tiếp nhận tư tưởng MAGA, cũng không thể kỳ vọng tất cả các thành viên trong chính quyền Trump 2.0 đều “giống nhau như đúc” về quan điểm.

“Dàn nội các mới có sự đa dạng về ý thức hệ vượt khỏi kỳ vọng của tôi. Và nếu nhìn nhận trong bối cảnh lịch sử, những tranh luận và bất đồng hoàn toàn có khả năng xảy ra”, nhà sử học chuyên nghiên cứu về các đời tổng thống Mỹ Michael Beschloss nhận định.

Ông Michael Beschloss lưu ý rằng chính quyền sẽ thống nhất được các chính sách hiệu quả nếu những cuộc tranh luận này diễn ra một cách văn minh và cởi mở.

“Việc đạt đến sự nhất quán về ý thức hệ hoặc bất kỳ thứ gì khác nên là điều cuối cùng mà chúng ta kỳ vọng ở các ứng viên mà ông Trump bổ nhiệm. Bởi vì không có tiêu chí nào được thiết lập để đưa ra những lựa chọn này. Tất cả đều dựa trên ý muốn cá nhân của người đứng đầu”, tác giả Chris Whipple của cuốn sách về các đời chánh văn phòng Nhà Trắng The Gatekeepers bày tỏ quan điểm.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020