Chuyên mục  


Theo các nhà dinh dưỡng, thịt bò là thực phẩm bổ dưỡng, chứa nhiều các vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe. Đáng chú ý là tăng cường cơ bắp nhờ giàu axit amoniac; Tăng cường hệ miễn dịch, chuyển hóa và tổng hợp thức ăn, bổ huyết nhờ giàu vitamin B6, protein và sắt cao; Vitamin B12 có trong thịt bò cung cấp năng lượng cần thiết cho các tế bào, thúc đẩy chuỗi axit amin chuyển hóa… cung cấp năng lượng khi cơ thể hoạt động ở cường độ cao.

Thịt bò còn rất giàu Magie, Kẽm, Kali giúp tổng hợp protein, chống oxy hóa, tăng trưởng cơ bắp, sản xuất hormone... Muối của axit glutamic giúp tăng cường hệ miễn dịch, đặc biệt hiệu quả khi trao đổi chất insulin.

loai-thit-nguoi-viet-thich-me-lai-la-dong-pham-cua-mo-mau-suy-than-1-10014110-1737448469173-17374484722751132874331.jpg

Thịt bò là thực phẩm bổ dưỡng, chứa nhiều các vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe.

Hàm lượng axít béo trong thịt bò thấp, nhưng axit linoleic rất giàu giúp chống ôxy hóa hiệu quả, mau lành tổn tương mô (phát tác khi hoạt động mạnh). Linoleic và palmiotelic còn là 2 axit đặc biệt giúp con người chống lại bệnh ung thư và các vi rút mầm bệnh.

Tuy thịt bò là món ăn bổ dưỡng được nhiều người yêu thích, có thể chế biến thành đa dạng món ăn nhưng những người mắc một số bệnh lý dưới đây cần chú ý trong sử dụng thịt bò.

Người mắc bệnh về thận

Thịt bò là một nguồn cung cấp protein dồi dào, tuy nhiên, khi tiêu thụ quá mức, protein từ thịt bò sẽ tạo ra một lượng lớn chất thải nitơ, đòi hỏi thận phải làm việc vất vả để lọc và đào thải. Điều này đặt một áp lực lớn lên thận, đặc biệt đối với những người mắc bệnh thận hoặc suy thận.

Ngoài ra, thịt bò cũng chứa nhiều oxalat, một chất có thể kết hợp với canxi tạo thành tinh thể oxalate, là thành phần chính của sỏi thận. Việc tiêu thụ quá nhiều thịt bò sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận, gây ra các cơn đau dữ dội và có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Người mắc bệnh da liễu

Với một số người mắc bệnh ngoài da mà ăn thịt bò vào cơ thể sẽ sản sinh ra những phản ứng bất lợi. Do thịt bò thuộc dạng nóng nên sau khi ăn người bệnh da liễu sẽ cảm thấy nóng ran và ngứa ngáy. Đặc biệt, khi bị bệnh thuỷ đậu thì thịt bò nằm trong danh sách các thực phẩm kiêng khi điều trị bệnh.

Người bị bệnh mỡ máu

Người bị bệnh mỡ máu không nên ăn nhiều đạm, trong khi thịt bò lại là một trong những loại thịt đỏ chứa hàm lượng chất đạm cao hơn so với loại thịt khác.

loai-thit-nguoi-viet-thich-me-lai-la-dong-pham-cua-mo-mau-suy-than-10014018-1737448472751-17374484728491275765822.jpg

Với một số người mắc bệnh ngoài da mà ăn thịt bò vào cơ thể sẽ sản sinh ra những phản ứng bất lợi.

Người vừa phẫu thuật cắt ruột thừa

Khi vừa phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa thì lúc này hệ thống tiêu hóa đang trong giai đoạn hoạt động yếu. Trong giai đoạn này, người bệnh thường được khuyến khích nên lựa chọn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu như nước cháo loãng, cháo, súp loãng. Trong khi thịt bò là thức ăn tiêu hoá chậm. Vì vậy, sau phẫu thuật bạn nên thận trọng khi sử dụng loại thực phẩm này.

Người mắc bệnh gout

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh gout. Thịt bò, với hàm lượng purin cao, là một trong những thực phẩm cần hạn chế đối với người bệnh gout. Purin khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành axit uric, chất gây ra các cơn gout cấp tính.

Khi nồng độ axit uric trong máu tăng cao, các tinh thể urate sẽ lắng đọng ở các khớp, gây ra các triệu chứng đau nhức, sưng tấy và hạn chế vận động. Việc hạn chế thịt bò và các loại thịt đỏ khác là một trong những biện pháp quan trọng giúp giảm nồng độ axit uric, ngăn ngừa các cơn gout tái phát và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Người bị viêm khớp

Khi bạn ăn thịt bò thì trong quá trình tiêu hoá cơ thể sẽ sản xuất ra rất nhiều axit và các axit cần khoáng chất canxi để trung hòa. Nếu cơ thể không được bổ sung đủ lượng canxi cần thiết nó sẽ tự rút canxi từ hệ xương để làm tròn nhiệm vụ. Đối với người bị viêm khớp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của hệ xương.

Người cao huyết áp

Thịt bò chứa một lượng lớn chất béo bão hòa, gây nhiều tác hại đối với sức khỏe, đặc biệt là người bị cao huyết áp.

Người tiêu hóa kém

Đối với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm, người cao tuổi, trẻ em hoặc những người đang gặp các vấn đề về tiêu hóa như viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích, việc tiêu thụ thịt bò có thể gây ra các triệu chứng khó chịu. Thịt bò khó tiêu hóa, có thể làm tăng gánh nặng lên hệ tiêu hóa, gây ra các vấn đề như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu và thậm chí là làm trầm trọng thêm các bệnh lý về đường tiêu hóa

Người bị u xơ cổ tử cung

Thịt bò, với hàm lượng estrogen cao, là một trong những thực phẩm cần hạn chế đối với người bệnh. Estrogen kích thích sự phát triển của các tế bào cơ trơn tử cung, từ đó làm tăng kích thước và số lượng các khối u xơ. Việc hạn chế thịt bò và các loại thực phẩm giàu estrogen khác là một trong những biện pháp quan trọng giúp kiểm soát sự phát triển của u xơ tử cung và giảm thiểu các triệu chứng khó chịu.

loai-thit-nguoi-viet-thich-me-lai-la-dong-pham-cua-mo-mau-suy-than-2-10013983-1737448473474-1737448473539858642557.jpg

Thịt bò chứa một lượng lớn chất béo bão hòa, gây nhiều tác hại đối với sức khỏe.

Người bị thủy đậu

Khi bị thủy đậu, người bệnh không nên ăn các loạithực phẩmtanh như hải sản, thịt gà, thịt vịt và thịt bò.

Lưu ý khi ăn thịt bò

Trong thịt bò có chứa nhiều các vitamin và khoáng chất rất tốt cho cơ thể. Hàm lượng vitamin B6, vitamin B12, protein và sắt trong thịt bò tương đối cao có tác dụng cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Tuy nhiên, không nên sử dụng thịt bò quá thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày. Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế thì tùy chế độ ăn của mỗi người mà có lượng ăn phù hợp, tuy nhiên không ăn quá 500 g thịt đỏ đã nấu chín mỗi tuần.

Khi chế biến thịt bò cần nấu chín kỹ thịt để đề phòng ký sinh trùng hoặc sán thâm nhập cơ thể. Hơn nữa, trong nội tạng của bò có chứa lượng cholesterol cao và nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng như giun sán, độc chất, bạn nên cẩn trọng khi sử dụng.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020