GĐXH - Người bệnh tiểu đường ăn đậu rồng giúp ổn định đường huyết, giảm nguy cơ kháng insulin, hỗ trợ kiểm soát cân nặng và phòng ngừa biến chứng tim mạch ở người tiểu đường.
Người bệnh tiểu đường nên ăn rau diếp, rau xà lách
Rau xà lách và rau diếp là loại rau phổ biến ở nước ta. Đây là loại rau “chống ngán” dễ ăn. Vì vậy, trong các thực đơn đồ chiên, nướng, người ta hay kèm loại rau này. Ngoài ra, rau xà lách còn dùng làm salad, trộn ăn hằng ngày. Rau không chỉ ngon miệng mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể.
Ảnh minh họa
Theo bảng thành phần thực phẩm Việt Nam do Viện Dinh dưỡng nghiên cứu, trong 100g xà lách chứa 95% nước, 17 Kcal, 77mg canxi, 18mg sắt, 34mg phốt pho, 15mg vitamin C. Xà lách chứa nhiều beta-caroten, vitamin và khoáng chất như sắt, canxi, kẽm, đồng, kali…
Xà lách có hàm lượng calo thấp, chỉ số đường huyết GI thấp nên thích hợp với người bệnh tiểu đường. Người bệnh tiểu đường răn rau xà lách giúp hỗ trợ hạ đường huyết, làm chậm quá trình tăng đường trong máu. Loại rau này cũng được xếp vào siêu thực phẩm cho người bị mỡ máu giúp giảm cholesterol hiệu quả, tăng cường chức năng tim mạch, giảm huyết áp.
4 nhóm người không nên ăn rau xà lách sống
Người đang dùng thuốc chống đông máu
Đối với những người đang dùng thuốc chống đông máu có hàm lượngvitamin K cao, nếu ăn nhiều rau sống, đặc biệt là xà lách sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến chứng huyết khối (máu đông cục) và các biến chứng liên quan.
Ảnh minh họa
Phụ nữ mang thai
Xà lách sống luôn chứa một lượng lớn vi khuẩn và ký sinh trùng gây hại chưa bị tiêu diệt, đó là những nguy cơ cực kỳ nguy hiểm đối với mẹ bầu và thai nhi.
Người bị đau dạ dày
Người bị đau dạ dày không nên ăn loại thức ăn, nước uống kích thích niêm mạc dạ dày như các loại rau thơm, rau sống, nước sốt, rau quả có chứa nhiều xơ sợi, thức ăn chua, cay, không ăn nhiều dưa, cà muối, các loại xúc xích, dăm bông, các loại thịt dai, có gân, sụn.
Người bị viêm đại tràng
Khi bị viêm đại tràng, người bệnh không nên ăn rau xà lách, vì loại rau này có chứa chất xơ dạng không tan như cellulose, khi ăn vào dễ khiến thành ruột bị “cọ xát”.
Rau diếp, rau xà lách ăn bao nhiêu là đủ?
Rau diếp, rau xà lách mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cũng chỉ nên ăn lượng vừa phải (khoảng 100g một lần) kết hợp với các loại rau củ quả khác cho đa dạng thực phẩm.
Lưu ý, xà lách trái mùa dễ bị người trồng phun thuốc tăng trưởng. Khi mua, bạn cần biết rõ nguồn gốc rau, chọn rau ở vùng đất sạch tránh nhiễm ký sinh trùng. Rửa rau dưới vòi nước để loại bỏ đất, cát và trứng giun, sán bám vào rau.
GĐXH - Các hoạt chất có trong rau cải cầu vồng giúp người bệnh tiểu đường cân bằng lượng đường trong máu, ổn điện đường huyết. Điều đó giúp giảm tình trạng biến chứng cho bệnh nhân tiểu đường.
GĐXH - Một trong những nguyên nhân khiến nhiều người bệnh tiểu đường bị biến chứng nặng là do không kiểm soát tốt đường huyết, chế độ ăn uống thiếu tuân thủ và chỉ uống thuốc khi đường huyết lên cao...
GĐXH - Rau cải chíp có thể giúp người bệnh tiểu đường duy trì lượng đường và không làm tăng lượng đường trong máu. Cải chíp cũng được chứng minh là có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.