Cận Tết, nhu cầu tiêu thụ nông sản, đặc biệt là trái cây, tăng cao. Tuy nhiên, vấn đề an toàn thực phẩm khiến người tiêu dùng không khỏi lo lắng.
Trái cây bị phun thuốc sâu là nỗi lo của nhiều người tiêu dùng.
Theo các chuyên gia đến từ Nhóm Công tác Môi trường EWG (Mỹ): Dâu tây là loại quả chứa nhiều thuốc trừ sâu bậc nhất trong nhiều năm qua.
Dâu tây đã nhiều năm liền đứng đầu danh sách Dirty Dozen của Nhóm Công tác Môi trường. Dirty Dozen là bảng xếp hạng các loại trái cây và rau quả trên thị trường có chứa lượng thuốc trừ sâu cao nhất.
Vì sao dâu tây luôn được chứng minh là chứa nhiều thuốc trừ sâu bậc nhất?
Theo dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), dâu tây là loại quả chứa nhiều dư lượng thuốc trừ sâu nhất, ngay cả sau khi được hái, rửa sạch và chuẩn bị để ăn.
- Hầu hết các mẫu dâu tây thông thường (99%) đều chứa ít nhất một loại thuốc trừ sâu. 30% mẫu thử có dư lượng từ 10 loại thuốc trừ sâu trở lên. Mẫu ô nhiễm nhất chứa tới 23 loại thuốc trừ sâu khác nhau. Tổng cộng, USDA đã phát hiện dư lượng của 82 loại thuốc trừ sâu khác nhau trong các mẫu dâu tây.
- Một số hóa chất nguy hiểm thường xuất hiện trong dâu tây bao gồm:
Carbendazim: Chất diệt nấm bị Liên minh Châu Âu cấm vì có thể phá vỡ hormone và gây ung thư. Được tìm thấy trong 16% mẫu dâu tây.
Bifenthrin: Thuốc trừ sâu có khả năng gây ung thư, được phát hiện trong hơn 29% mẫu.
Bên cạnh đó, khí độc còn được sử dụng để khử trùng đất trước khi trồng dâu tây, gây nguy cơ cho cả người làm nông và người dân sống gần cánh đồng.
Dâu tây có tốt cho sức khỏe không?
Dâu tây là loại quả có chứa rất nhiều vitamin C. Đây là yếu tố thiết yếu để sản sinh collagen, có tác dụng đánh bại vết nhăn một cách tự nhiên, sản sinh ra collagen, giúp cải thiện độ đàn hồi và co giãn của da.
Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Hallym, Hàn Quốc kết luận rằng axit ellagic trong quả dâu tây có khả năng ngăn ngừa tình trạng phá hủy collagen do tia cực tím và phòng chống viêm nhiễm rất rõ ràng.
Dâu tây ngoài chứa hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa, thì còn có chứa hoạt tính prebiotic mạnh mẽ trong ruột. Một nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Hóa sinh Dinh dưỡng tháng 4 năm 2019 cho thấy việc bổ sung dâu tây làm tăng vi khuẩn đường ruột có lợi ở chuột. Điều này cho thấy rằng các polyphenol trong dâu tây có chứa hoạt tính tiền sinh học, có nghĩa là chúng giúp thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn sinh học có lợi như Bifidobacterium trong ruột.
Theo Cleveland Clinic, việc thêm trái cây giàu chất chống oxy hóa như dâu tây vào trong chế độ ăn uống có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính liên quan đến stress oxy hóa.
Tuy nhiên, việc dư thừa hóa chất trong dâu tây khiến lợi ích sức khỏe có nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt đối với nhóm nhạy cảm như phụ nữ mang thai, trẻ em và người già.
Ăn dâu tây thế nào để đảm bảo an toàn cho sức khỏe?
Đậu đen tốt nhưng 'đại kỵ' với 4 nhóm người này
Dâu tây là loại trái cây giàu dinh dưỡng, dễ chế biến và bổ sung vào bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn cần lưu ý một số điều quan trọng sau:
1. Cách chọn dâu tây
Nên chọn: Quả tươi, kích thước trung bình, màu đỏ đậm hoặc đỏ tươi, sáng bóng, không có vết dập hay dấu hiệu nấm mốc.
Tránh chọn: Dâu tây quá to hoặc nhợt nhạt vì có thể chứa chất kích thích tăng trưởng hoặc chưa chín hẳn.
2. Cách sơ chế và bảo quản
Ngâm và rửa kỹ: Trước khi ăn, ngâm dâu tây trong nước muối loãng khoảng 5-10 phút để loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu và vi khuẩn. Sau đó, rửa lại dưới vòi nước chảy.
Ăn ngay sau khi rửa: Không nên cất giữ dâu tây lâu sau khi đã rửa vì dễ phát sinh nấm mốc.
Lưu trữ đúng cách: Nếu chưa ăn ngay, hãy bảo quản dâu tây trong ngăn mát tủ lạnh, đặt trong hộp thoáng khí và không rửa trước khi bảo quản.
Loại thịt được ví như “tứ đại hà tiên”, rất bổ nhưng khi ăn cần nhớ 6 điều kẻo ngộ độc, hại sức khỏe
3. Cách ăn và kết hợp
Dâu tây có thể được sử dụng theo nhiều cách:
Ăn trực tiếp. Thêm vào salad, ngũ cốc, sữa chua hoặc sinh tố. Làm mứt, thạch dâu tây hoặc bánh ngọt.
4. Những ai cần thận trọng khi ăn dâu tây
Người dị ứng: Nếu có tiền sử dị ứng với dâu tây, tốt nhất không nên sử dụng. Dâu tây có thể gây phản ứng mạnh như ngứa, sưng, khó thở.
Người tiểu đường hoặc đang dùng thuốc: Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn dâu tây, vì một số hợp chất trong loại quả này có thể ảnh hưởng đến đường huyết hoặc tác dụng của thuốc.
Dâu tây hữu cơ: Nếu có thể, hãy chọn dâu tây hữu cơ để giảm nguy cơ tiêu thụ dư lượng thuốc trừ sâu.
Ăn vừa đủ: Dâu tây chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa, nhưng không nên ăn quá nhiều để tránh gây khó chịu cho dạ dày.