GĐXH - Người đàn ông có tiền sử khỏe mạnh bất ngờ phát hiện u gan là ví dụ điển hình cho thấy lợi ích của khám sức khỏe định kỳ.
Liên tiếp 2 bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ khi thức giấc
Mới đây, Bệnh Viện Đa Khoa Xuyên Á TP.HCM cho biết đã tiếp nhận liên tiếp 2 trường hợp đột quỵ khi thức giấc trong cùng một buổi sáng.
Trường hợp đầu tiên là nam bệnh nhân Đ. được đưa đến cấp cứu vào lúc 3 giờ sáng, và trường hợp khác là nữ bệnh nhân N. nhập viện cấp cứu vào lúc 6 giờ sáng cùng ngày.
Bệnh nhân được điều trị tại đơn vị Đột quỵ.
Qua khai thác bệnh sử, các bác sĩ ghi nhận cả hai trường hợp này, bệnh nhân đều hoàn toàn bình thường trước khi đi ngủ và khi thức giấc lúc gần sáng thì phát hiện liệt nửa người, méo miệng, nói khó.
Rất may mắn là cả hai người bệnh đều có những kiến thức nhận biết về dấu hiệu đột quỵ nên đã báo ngay cho người nhà nhanh chóng đưa đến viện cấp cứu.
Sau khi thăm khám, các bác sĩ đơn vị Đột quỵ lập tức cho thực hiện chụp MRI não nhận thấy cả 2 bệnh nhân này đều có sự bất tương xứng giữa xung DWI và FLAIR. Các bác sĩ tiến hành hội chẩn và chỉ định điều trị bằng thuốc tiêu huyết khối nhằm tái thông lại mạch máu đang tắc nghẽn.
Ngay sau khi bơm thuốc tiêu sợi huyết ghi nhận sức cơ của bệnh nhân Đ. và N. đã cải thiện rõ rệt, chụp CT mạch máu kiểm tra lại thấy cục huyết khối đã tiêu, tuy nhiên vẫn có sự hẹp của một động mạch lớn nội sọ ở cả 2 trường hợp.
Vì vậy bệnh nhân được đưa về đơn vị Đột quỵ để tiếp tục theo dõi và điều trị phục hồi chức năng. Sau 48 giờ, sức cơ của cả 2 bệnh nhân đã phục hồi gần như hoàn toàn và được xuất viện sau 7 ngày điều trị đồng thời tái khám định kỳ để phòng ngừa đột quỵ tái phát.
Cần làm gì khi phát hiện đột quỵ lúc thức giấc?
Từ hai trường hợp nêu trên, chúng ta có thể nhận định đột quỵ thức giấc vẫn có thể được điều trị thành công. Tuy nhiên, thời gian chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công ấy. Do đó bệnh nhân phải tới được bệnh viện có đơn vị Đột quỵ sớm nhất có thể, trước 4h30 kể từ khi khởi phát triệu chứng đột quỵ, đặc biệt với các trường hợp tắc/ hẹp động mạch thân nền.
Điều đáng tiếc, vẫn có rất nhiều bệnh nhân phát hiện triệu chứng nghi ngờ đột quỵ khi thức giấc giữa đêm nhưng họ lại đi ngủ tiếp tới sáng hôm sau mới tới bệnh viện, điều này làm chậm trễ thời gian điều trị và không thể sử dụng thuốc tiêu huyết khối.
Theo BS CKII Diệp Trọng Khải- Trưởng đơn vị Đột quỵ khuyến cáo: “Bà con cần nắm rõ quy tắc FAST và nhanh chóng đến đúng bệnh viện có Đơn vị Đột quỵ ngay khi phát hiện triệu chứng nghi ngờ đột quỵ, bất kể thời gian nào...".
Người bệnh cần khám bệnh thường xuyên để kiểm soát tốt bệnh lý nền có thể gây đột quỵ. Ngoài ra, người dân cần có lối sống lành mạnh, nâng cao sức khỏe, hạn chế thuốc lá, rượu bia, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và người thân trong gia đình.
Quy tắc FAST nhận biết dấu hiệu sớm của đột quỵ
F (FACE) méo miệng: Biểu hiện rõ khi bệnh nhân cười, nhe răng.
A (ARM) yếu liệt tay chân: Đánh giá bệnh nhân có bị yếu hoặc liệt một bên hay không, bằng cách yêu cầu bệnh nhân đưa hai tay lên cao.
S (SPEECH) ngôn ngữ bất thường: Đề nghị bệnh nhân lặp lại một cụm từ đơn giản. Xem bệnh nhân có hiểu hông? Có lặp lại được không? Nhận xét giọng nói có bị đớ không?
T (TIME) khi xuất hiện bất kỳ các triệu chứng trên một cách đột quỵ: Hãy gọi cấp cứu 115 hoặc nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện có điều trị đột quỵ gần nhất.
GĐXH - Sau khi tiêm trị đau vai gáy 1 ngày, chị T sốt trở lại kèm theo liệt hai chân, dần dần lan đến hai tay và mất cảm giác toàn bộ vùng từ thắt lưng trở xuống...
GĐXH - Mặc dù được bác sĩ khuyến cáo cần theo dõi huyết áp để nếu cần sẽ phải uống thuốc. Tuy nhiên, người phụ nữ này bỏ qua cho đến khi phát hiện suy thận mãn.
GĐXH - Bệnh nhân ở Tuyên Quang xuất hiện đau ngực dữ dội, khó thở, kích thích vật vã nên được người nhà đưa đến viện cấp cứu lúc nửa đêm.