Chuyên mục  


Ngày 1/7, các bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy cho biết liên tục ép tim, hồi sức tim phổi bệnh nhân gần 50 phút mới có nhịp tim trở lại, sau đó chuyển tiếp đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh.

Các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh áp dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy nhằm kiểm soát nhiệt độ cơ thể bệnh nhân. Ngoài ra, bác sĩ kết hợp biện pháp khác như thở máy, sử dụng thuốc vận mạch, lọc máu, bù nước, điện giải... để điều chỉnh các rối loạn do ngừng tuần hoàn gây ra.

Bác sĩ Nguyễn Thị Dung, khoa Hồi sức tích cực - Thận nhân tạo, cho biết bệnh nhân trẻ tuổi, tiền sử khỏe mạnh, đột ngột ngưng tim, hôn mê mất ý thức, không rõ nguyên nhân. Các bác sĩ làm xét nghiệm kiểm tra, loại trừ nguy cơ do đột quỵ não, tắc mạch phổi và nhồi máu cơ tim cấp.

"Dù cấp cứu thành công nhưng tình trạng bệnh nhân vẫn rất nguy kịch, nguy cơ để lại di chứng rất cao, tỷ lệ sống sót thấp do não đã bị tổn thương trong thời gian dài", bác sĩ nói. May mắn, sau 4 ngày điều trị, bệnh nhân tỉnh táo, rút được ống nội khí quản, có thể giao tiếp được bình thường, gần như không để lại di chứng thần kinh nào.

Hiện, người bệnh điều trị tại Khoa Tim mạch tìm nguyên nhân để có phương án dự phòng tái phát.

Các nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh hạ thân nhiệt giúp giảm tỷ lệ tử vong khoảng 14% , giảm tỷ lệ di chứng nặng 11%, mang lại cơ hội sống khỏe mạnh cho nhiều người bị tổn thương não sau ngưng tim, ngưng thở (ngừng tuần hoàn). Hạ thân nhiệt phải thực hiện trước 6 tiếng để đạt hiệu quả cao nhất, nếu bệnh nhân vào cấp cứu sau 6 tiếng thì hiệu quả điều trị giảm.

ep-tim-thoi-ngat-cuu-nguoi-ngung-tho-1499837380.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=jFWe7LdO0xXwT6VCxaUbVQ
Ép tim thổi ngạt cứu người ngưng thở

Các bước cấp cứu người ngưng tim, ngưng thở. Video: Bệnh viện cung cấp

Ngừng tuần hoàn hô hấp là trạng thái gián đoạn đột ngột hoạt động bơm máu của tim, khiến máu không thể lưu thông tới các bộ phận khác của cơ thể. Nếu không cấp cứu kịp thời, bệnh nhân tử vong nhanh chóng. Theo lý thuyết, người bệnh không có mạch, tim không đập trở lại sau khi ép tim ngoài lồng ngực và hỗ trợ thở oxy (CPR) 30-60 phút, tức là cấp cứu không thành công.

Mục đích cao nhất của cấp cứu ngừng tuần hoàn là duy trì nhịp thở, quá trình vận hành của nhịp tim, ngăn nguy cơ não ngừng hoạt động với biến chứng gây tổn thương các bộ phận khác trong cơ thể.

Khi rơi vào trạng thái ngừng tuần hoàn, bệnh nhân đối diện với nguy cơ thiếu máu mang oxy tới cơ quan. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong hoặc biến chứng tổn thương não vĩnh viễn trong thời gian vài phút. Nếu phát hiện sớm và cấp cứu nhanh chóng, đúng cách thì nạn nhân có thể thoát được những mối nguy này.

Thùy An

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020