Chuyên mục  


Theo thông tin trên các trang truyền thông Trung Quốc, trong chương trình "The Doctor is Spicy", BS tiết niệu Gui Jiahao đã chia sẻ về trường hợp của một khách du lịch nữ. Theo BS Gui Jiahao thì cô gái này vì sợ nhà vệ sinh công cộng không sạch sẽ nên thường khi đi vệ sinh ở tư thế "đứng tấn" (nửa ngồi xổm).

Tuy nhiên, Gui Jiahao chỉ ra rằng tư thế đi vệ sinh như thế khiến cho cơ thắt của lỗ niệu đạo không được thư giãn hoàn toàn, có thể khiến cho một nửa lượng nước tiểu bị ứ đọng lại. Các cơ vùng chậu không thể thư giãn, nước tiểu còn lại trong bàng quang sẽ trở nên nhiều hơn, nếu là nước tiểu sạch thì không thành vấn đề, nhưng nếu là nước tiểu có vi khuẩn thì rất dễ tiến triển thành viêm bàng quang.

di-wc-2-1724062125685266003925.jpg

Khi người phụ nữ bay trở về Đài Loan, cô có triệu chứng viêm bể thận và sốt cao kèm tiểu máu, trào ngược nước tiểu trở lại thận. Ảnh minh họa

Gui Jiahao tiết lộ rằng khi người phụ nữ bay trở về Đài Loan, cô có triệu chứng viêm bể thận và sốt cao kèm tiểu máu, trào ngược nước tiểu trở lại thận. Cô phải nhập viện dùng kháng sinh trong 14 ngày. Ông cũng nhấn mạnh rằng khi cơ đùi không thể thư giãn ở tư thế nửa ngồi xổm, các cơ sàn chậu sẽ co bóp không tự nhiên, vì vậy không có cách nào để xả sạch nước tiểu ra ngoài.

Nhiều người lo ngại về vấn đề vệ sinh của bồn cầu công cộng nên thường lót giấy hoặc lau bằng cồn trước khi sử dụng. BS Gui Jiahao cho rằng nếu bạn quan tâm đến sự sạch sẽ của nhà vệ sinh, bạn có thể sử dụng khăn giấy dùng một lần hoặc trải giấy vệ sinh, xịt một ít cồn lên đó để cảm thấy thoải mái hơn khi sử dụng. 

Tuy nhiên, ông cũng giải thích rằng, khi bạn đi vệ sinh mà nước tiểu bắn trở lại niệu đạo thì vi khuẩn có thể xâm nhập vào niệu đạo. Vì vậy, việc xả nước trước khi sử dụng cũng có thể giúp tránh tình trạng nước tiểu của người dùng trước bắn vào mình. Tuy nhiên, BS Gui cũng lưu ý khi xả nước phải đậy nắp bồn cầu. Việc làm này có thể giảm số lượng vi khuẩn trong bồn cầu tại thời điểm đó và miễn là nước trong bồn cầu không tiếp xúc trực tiếp với cơ thể, về cơ bản sẽ không tạo nguy cơ nhiễm trùng.

Cũng liên quan đến chuyện đi vệ sinh ở WC công cộng, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa gan mật Wang Weidi chia sẻ về một bệnh nhân được đưa tới phòng khám bằng xe lăn với phần đùi bị bầm tím. 

di-wc-1-17240621256502070942984.jpg

Ảnh minh họa

Theo chia sẻ của bệnh nhân thì vết thương ở chân của cô có liên quan đến việc đi vệ sinh ở nhà vệ sinh công cộng. Nguyên nhân là do cô lo lắng nhà vệ sinh không sạch sẽ nên đã chọn cách ngồi xổm khi đi vệ sinh, nhưng bất ngờ điện thoại di động reo và khi cô định lấy điện thoại ra nghe thì bị ngã.

Bệnh nhân cũng nói rằng cô cảm thấy khó chịu ở dạ dày. Sau khi làm các kiểm tra cần thiết, BS Wang Weidi thấy cô nhiễm vi khuẩn HP ở dạ dày. Theo bác sĩ, nhiều người trẻ bị như vậy và lý do phổ biến thứ hai là khi đi vệ sinh công cộng, họ bị nhiễm bệnh trong quá trình nhấn nút xả nước hoặc mở cửa. Vì vậy ông đề nghị ngoài việc chú ý vệ sinh ở nhà vệ sinh, mọi người cũng cần phải rửa tay sạch sẽ sau đó để tránh các vấn đề về sức khỏe.

Theo Ettoday, Yahoo

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020