Chuyên mục  


base64-1737703390165573050415.jpeg

Canh măng thường xuất hiện trong mâm cơm Tết miền Bắc và miền Trung - Ảnh: TRANG DONG

Một số người cần lưu ý để tránh ảnh hưởng sức khỏe khi thưởng thức các món truyền thống này.

Canh măng

Canh măng là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của nhiều gia đình Việt. Với hương vị đậm đà, canh măng thường được nấu từ măng khô kết hợp với móng giò, sườn non hoặc thịt gà.

Măng khô sau khi ngâm mềm sẽ được ninh kỹ, hòa quyện cùng các nguyên liệu khác, tạo thành món canh bổ dưỡng.

BS Trần Bá Thoại, ủy viên Ban chấp hành Hội Nội tiết - Đái tháo đường Việt Nam, cho biết măng tươi có giá trị dinh dưỡng tương tự rau tươi, nhưng chứa nhiều chất xơ hơn, đặc biệt măng già càng khó tiêu. Măng khô có tỉ lệ dinh dưỡng cao hơn do quá trình phơi khô.

Đặc biệt người có vấn đề về dạ dày, gout, suy thận, phụ nữ mang thai và người tiêu hóa kém nên hạn chế ăn canh măng.

base64-17377033901941951778725.jpeg

Chuyên gia khuyên nên ngâm ủ, đun nấu kỹ, hoặc phơi khô măng - Ảnh: Đ.N.

Bác sĩ Ngô Thị Xuân Bích, khoa dinh dưỡng - tiết chế Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng, cho biết măng là thực phẩm khá khó tiêu, đặc biệt với hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ nhỏ.

Nếu măng không được luộc kỹ, nó có thể chứa cyanide - chất dễ gây kích ứng và làm tổn thương dạ dày. Vì vậy, cần chế biến măng cẩn thận trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Dưa muối

Dưa muối là món ăn phổ biến ngày Tết, thường dùng kèm các món nhiều dầu mỡ. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên ăn thường xuyên.

Bác sĩ Thoại cho biết: "Khi ăn dưa muối, cần lưu ý không ăn khi dưa còn xanh, "muối xổi" vì chứa nhiều nitrosamin có thể gây ung thư. Người có tiền sử bệnh tim mạch hoặc tăng huyết áp nên hạn chế ăn dưa muối.

Khi chế biến, nên rửa nhiều lần và vắt sạch dưa để giảm độ mặn, chua. Không nên ăn quá nhiều và thường xuyên, và dưa muối ăn thừa cần bỏ đi để tránh làm hỏng dưa còn lại trong lọ".

base64-17377033902201350572099.jpeg

Dưa muối thường dùng ăn kèm các món Tết để chống ngán - Ảnh: CHU THÚY HẰNG

Bác sĩ Bích nhấn mạnh dưa muối chứa lượng lớn natri, có thể vượt quá nhu cầu của trẻ nếu ăn phải một lượng lớn. Hơn nữa, trong dưa muối còn chứa nhiều nitrat, khi chuyển hóa thành nitrit có thể phản ứng với axit trong dạ dày và tạo ra hợp chất nitrosamine gây ung thư, đặc biệt khi kết hợp với các thực phẩm như thịt, cá, tôm.

Vì vậy, các món ăn muối chua, dù ngon miệng, nếu ăn thường xuyên và với lượng lớn đều không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là trẻ em.

Thịt đông

Thịt đông là món ăn phổ biến trong ngày Tết miền Bắc, đặc biệt trong tiết trời lạnh. Món ăn này có lớp nước đông bao quanh thịt, thường được chế biến từ chân giò heo, mộc nhĩ và có thể thêm thịt gà, ngan.

base64-17377033902381736290986.jpeg

Thịt đông chứa nhiều đạm và chất béo - Ảnh: CAO NHI

Theo bác sĩ Thoại, thịt đông chỉ nên ăn khi nguội và đông lại, không ăn nóng. Món này có thể bảo quản ngoài 5-7 giờ hoặc trong tủ lạnh khoảng 1 tuần.

Tuy nhiên vì chứa nhiều đạm và chất béo, người thừa cân, béo phì hoặc đang giảm cân nên hạn chế ăn.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020