Chuyên mục  


Trường hợp của bé Lele (tên bé đã được thay đổi), 12 tuổi cao trên 1m70 được truyền thông Trung Quốc chia sẻ thông tin, đã khiến các bạn cùng lứa và nhiều bậc cha mẹ khen ngợi.

base64-17191103052671335574322-1719110737820-17191107399412118953306-1719112139405-1719112140108835319680.jpeg

Ảnh minh họa

Lele năm nay mới 12 tuổi nhưng đã cao tới 1m70. Nhiều bậc cha mẹ đã không giấu nổi tò mò mà hỏi mẹ của Lele rằng làm cách nào để con mình có thể phát triển chiều cao như vậy.

Mẹ của Lele cũng không ngại ngần chia sẻ kinh nghiệm. Cô cho biết, cách đây vài năm, Lele thực sự rất thấp và thường bị các bạn cùng lớp trêu chọc. Mỗi khi con gái cô chạy về nhà khóc lóc, mẹ của Lele rất thương con. Mẹ của Lele đã đưa cô bé đến bệnh viện khám. Sau khi được kiểm tra chi tiết, bác sĩ phát hiện Lele tăng trưởng và phát triển chậm là cơ thể thiếu kẽm dẫn đến biếng ăn, không đủ dinh dưỡng. Bác sĩ nói với mẹ bé rằng việc điều chỉnh chế độ ăn uống trong sinh hoạt hàng ngày cho Lele và bổ sung kịp thời các chất dinh dưỡng cần thiết có thể giúp chiều cao của trẻ phát triển nhanh chóng, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng vàng của trẻ.

Sau khi nghe lời khuyên của bác sĩ, mẹ của Lele đãđiều chỉnh chế độ ăn cho con gái. Trong vòng chưa đầy hai năm, chiều cao của Lele đã tăng lên rất nhiều, đó là lý do cô bé có thể cao hơn 1m70.

20231229080220918-17191100691452087691129-1719110741153-17191107414471341711686-1719112140790-17191121410661118382910.jpg

Ảnh minh họa

Nguyên nhân trẻ thấp lùn là gì?

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ thấp lùn. Nguyên nhân chính là yếu tố di truyền. Chiều cao của cha mẹ quyết định gen chiều cao của con cái. Nếu bản thân cha mẹ thấp thì chiều cao của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, môi trường sinh trưởng của trẻ cũng sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao. Nếu chế độ ăn của trẻ không cân bằng hoặc thiếu chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao. Ngoài ra, lối sống ít vận động lâu dài cũng sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển chiều cao.

Vì vậy, cha mẹ nên chú ý đến chế độ ăn uống, tập luyện cho con để đảm bảo sức khỏe thể chất và sự phát triển chiều cao cho con. Đồng thời, cha mẹ cũng không phải quá lo lắng nếu con mình thấp bé, bởi chiều cao không phải là yếu tố duy nhất quyết định thành tích của một người.

Một số nguyên nhân khác ảnh hưởng chiều cao của con

1. Thiếu kẽm

Là một trong những nguyên tố vi lượng quan trọng trong cơ thể con người, kẽm cũng là nguyên tố thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Bổ sung kẽm quá mức, không đủ, không cân bằng hoặc thiếu hụt đều sẽ gây ra những bất thường về sinh lý hoặc bệnh tật trong cơ thể con người ở các mức độ khác nhau.

  • ipiccyimage-2023-11-10t230741998-23073435-1699675107303-16996751077221742194036-0-67-360-643-crop-1699675141459519188996.jpg

    4 bài tập giúp tăng chiều cao cho người trưởng thành

Ở thanh thiếu niên và trẻ em đang phát triển, thiếu kẽm sẽ dẫn đến chậm phát triển. Thiếu kẽm trầm trọng sẽ dẫn đến lùn và chậm phát triển trí tuệ. Thống kê cho thấy trẻ thiếu kẽm sẽ giảm chiều cao ít nhất 1cm.

2. Biếng ăn nghiêm trọng

Kén ăn và giảm lượng thức ăn tiêu thụ có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, phát triển của trẻ, thậm chí dẫn đến suy dinh dưỡng, thiếu cân.

3. Rối loạn giấc ngủ

Vì hormone tăng trưởng được tiết ra nhiều nhất vào ban đêm nên nếu trẻ thường xuyên không thể ngủ sâu trong khoảng thời gian từ 22h đến 1h đêm và từ 5h đến 7h sáng thì có thể ảnh hưởng đến việc tăng chiều cao.

Sau khi trẻ được 10 tuổi, trẻ sẽ bước vào giai đoạn đặc biệt buồn ngủ. Đây là giai đoạn trẻ phát triển chiều cao nhanh chóng. Nếu trẻ không thích ngủ liên tục thì cần chú ý.

base64-17191101893432056521700-1719110742234-17191107424202992117-1719112141715-17191121419401852115805.jpeg

Ảnh minh họa

4. Ảnh hưởng của bệnh mãn tính

Một số bệnh mãn tính có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Ví dụ, các bệnh như suy giáp và chức năng thận bất thường có thể cản trở việc sử dụng, chuyển hóa hormone tăng trưởng của cơ thể. Từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao bình thường.

5. Rối loạn hệ thống nội tiết

Việc trẻ không cao lên có thể do các rối loạn trong hệ thống nội tiết của chính chúng, chẳng hạn như thiếu hụt hormone tăng trưởng. Điều này có thể được xác định thông qua các xét nghiệm kích thích hormone tăng trưởng tuổi xương và MRI tuyến yên. Nếu xác định thiếu hụt hormone tăng trưởng sẽ được tiêm hormone tăng trưởng để giúp tăng chiều cao.

3 loại thực phẩm là "vua tăng trưởng chiều cao", mẹ nên cho con ăn nhiều hơn

1. Sản phẩm từ sữa

d9e079ac61474fc4a5a8801a5d64f2ee-1719110092887686296072-1719110743333-1719110743528631797495-1719112143311-17191121435721076239761.jpeg

Sự phát triển của xương quyết định chiều cao của một người, trong đó sự phát triển của xương dài chi dưới liên quan chặt chẽ nhất đến chiều cao. Xương được cấu tạo chủ yếu bởi phốt pho và canxi. Trong chế độ ăn uống hàng ngày, bạn nên chú ý ăn nhiều thực phẩm giàu phốt pho và canxi.

Sữa đặc, sữa chua, phô mai, sữa tươi… rất giàu chất dinh dưỡng khác nhau. Sữa chứa nhiều canxi và là nguồn cung cấp canxi tự nhiên tốt nhất mà cơ thể con người cần. Chuẩn bị một cốc sữa ấm cho trẻ mỗi ngày, dễ tiêu hóa và hấp thu, có thể thúc đẩy tốc độ hấp thu canxi của trẻ. Nhờ đó sẽ ngăn ngừa tình trạng biến dạng xương, giúp trẻ cao lớn và khỏe mạnh hơn.

2. Rau bina

20231229080222744-171911004435095086867-1719110744182-1719110744405411026957-1719112146221-1719112146457671064645.jpg

Rau chân vịt (rau bina) là nguồn cung cấp sắt, magie, kali, canxi, vitamin A và vitamin C tuyệt vời. Caroten có trong rau bina được chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể con người, có tác dụng duy trì thị lực bình thường và sức khỏe của tế bào biểu mô, tăng khả năng ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm, thúc đẩy sự tăng trưởng của trẻ em.

Ngoài ra, rau bina rất giàu carotene, vitamin C, canxi, phốt pho, một lượng sắt, vitamin E và các thành phần có lợi khác. Chúng có thể cung cấp nhiều loại chất dinh dưỡng cho cơ thể con người. Chất sắt có trong nó có tác dụng điều trị phụ trợ tốt cho bệnh thiếu máu do thiếu sắt.

3. Trứng

20231229080222242-17191100227741299941521-1719110745071-17191107453831180284576-1719112147167-1719112147378468724310.jpg

Giá trị dinh dưỡng của trứng tương đối cao. Protein, lecithin, cholesterol chứa trong chúng rất phong phú và đa dạng. Chúng có tác dụng bổ dưỡng mạnh mẽ và bổ sung nhiều loại axit amin. Nó cũng có lợi cho cơ thể trong việc tổng hợp các globulin miễn dịch. Nó cũng rất hiệu quả trong việc cải thiện chức năng miễn dịch.

Ngoài ra, sở dĩ ăn nhiều trứng có thể giúp bạn cao thêm là do chất sắt trong trứng chủ yếu có trong lòng đỏ, có thể thúc đẩy xương của trẻ phát triển khỏe mạnh và bảo vệ xương của trẻ.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020