GĐXH - Nếu thấy hoa đu đủ đực ngâm mật ong có dấu hiệu hư hỏng, biến chất hoặc có mùi khó chịu thì cần ngưng sử dụng ngay.
Cà rốt là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn bình dân cũng như tiệc tùng sang trọng. Cà rốt hay dùng xào, nấu, làm gỏi, làm nộm muối dưa, làm mứt, xay nước uống đều tốt…
Theo Y học cổ truyền, cà rốt có vị ngọt hơi ấm. Tác dụng bổ tỳ, trợ thận, dưỡng huyết, ích khí, cầm tả, trừ hàn thấp...
Theo Sách Dược tính chỉ nam, củ cà rốt vị ngọt tính ấm không độc. Chủ trị hạ khí bổ trung tiêu, thông lợi. Ngoài ra còn tốt trường vị, yên 5 tạng, ăn ngon dễ tiêu, tăng sức khỏe.
Theo sách Bản thảo cương mục, cà rốt hạ khí bổ trung, lợi hung cách, tràng vị, an ngũ tạng.
Ảnh minh họa
Theo dược tính hiện đại, trong 100g cà rốt có 85,5g nước; protid 1,5g; glucid 8,8g; cellulose 1,2g; chất tro 0,8 và nhiều vi lượng muối khoáng cần thiết khác. Ngoài ra chứa lượng lớn caroten, vitamin A rất tốt cho sự phát triển trẻ em và người lớn. Trong 100g cà rốt ăn được cung cấp cho cơ thể 39 calo.
Bất ngờ công dụng của cà rốt với sức khỏe
Tốt cho mắt
Cà rốt có chứa vitamin A nên rất cần thiết cho đôi mắt của bạn. Nếu một người bị thiếu hụt vitamin A trong thời gian dài sẽ làm hỏng các tế bào thị giác trong võng mạc của mắt làm tăng nguy cơ bị bệnh quáng gà.
Làm đẹp da
Cà rốt rất giàu carotenoid. Nghiên cứu cho thấy rằng trái cây và rau quả giàu các hợp chất này sẽ giúp bạn cải thiện làn da để trông trẻ trung hơn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn cà rốt ở mức vừa phải vì bạn tiêu thụ quá nhiều carotenoid sẽ dẫn đến một tình trạng gọi là carotenemia khiến da bị vàng hoặc cam.
Giúp tóc chắc khỏe
Cà rốt có chứa nhiều vitamin A, vitamin C, carotenoid, kali và các chất chống oxy hóa. Bằng chứng nghiên cứu cho thấy tác dụng của cà rốt có thể hỗ trợ tóc phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, nhận định này vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh.
Duy trì cân nặng
Cà rốt sống, tươi có chứa khoảng 88% nước nhưng một củ cà rốt vừa chỉ có khoảng 25 calo. Do đó, bạn thêm cà rốt vào chế độ ăn sẽ giúp bạn dễ no mà không cần phải tiêu thụ nhiều calo gây tăng cân.
Theo một nghiên cứu, các bữa ăn có chứa cà rốt nguyên chất và cà rốt xay nhuyễn đã giúp các đối tượng thử nghiệm tăng mức độ no cao hơn.
Giúp ổn định huyết áp
Một nghiên cứu đã cho thấy bạn tiêu thụ nước ép cà rốt sẽ góp phần làm giảm 5% huyết áp tâm thu. Nước ép cà rốt có tác dụng này là nhờ có chứa các chất dinh dưỡng như chất xơ, kali, nitrat và vitamin C.
Ảnh minh họa
Tốt cho người bệnh tiểu đường
Những bất thường trong chuyển hóa glucose ở người bị tiểu đường sẽ làm gia tăng nhu cầu của cơ thể để chống lại sự oxy hóa. Lúc này, vitamin A có trong cà rốt chính là thành phần giúp chống oxy hóa một cách tự nhiên.
Vì có nhiều chất xơ nên tác dụng của cà rốt cũng giúp hỗ trợ những người bị bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu cho thấy bạn tăng lượng chất xơ sẽ giúp cải thiện chuyển hóa glucose khi bị bệnh tiểu đường.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Theo các nghiên cứu, tác dụng của cà rốt có thể giúp giảm sự hấp thụ cholesterol. Hơn nữa, cà rốt cũng giúp cơ thể bạn tăng cường chống oxy hóa. Những tác dụng này giúp cải thiện và thúc đẩy sức khỏe tim mạch.
Tăng cường miễn dịch
Vitamin A có nhiều trong cà rốt nên giúp bạn điều chỉnh chức năng của hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách thúc đẩy miễn dịch của cơ thể. Tác dụng của cà rốt còn góp phần giúp cơ thể bạn sản xuất collagen do có chứa vitamin C, rất cần thiết cho quá trình chữa lành vết thương. Chất dinh dưỡng này cũng góp phần giúp hệ thống miễn dịch của bạn khỏe mạnh.
Cà rốt ăn nên ăn bao nhiêu là đủ?
Ảnh minh họa
Tuy cà rốt là một loại thức ăn ngon và có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng nếu ăn thường xuyên, cơ thể sẽ không chuyển hóa hết được beta-caroten. Chất này sẽ ứ đọng lại trong cơ thể gây vàng mắt, vàng da, chán ăn (nhiều người dễ nhầm tưởng là bị bệnh gan), chỉ cần ngừng ăn cà rốt thì các biểu hiện trên sẽ hết.
Do vậy chỉ nên ăn hoặc uống nước ép cà rốt 2-3 lần/tuần. Người lớn ăn khoảng 100g cà rốt/lần, trẻ em ăn khoảng từ 30–50g cà rốt/lần.
5 món ăn bài thuốc từ cà rốt
Chữa tăng huyết áp: Củ cà rốt ăn sống hoặc ép lấy nước uống, ngày 1-2 củ.
Chữa tiêu chảy: Cà rốt tươi 100g, chuối tiêu 1-2 quả, gạo rang vàng 100g, chút muối, gừng tươi. Tất cả nấu nhừ lấy nước uống, hoặc ăn cả cái.
Chữa đau dạ dày: Hạt cà rốt sao chín nghiền mịn mỗi ngày uống ba lần, mỗi lần 6 -8g.
Chữa trẻ em lên sởi: Cà rốt, rau mùi, mỗi vị 100g; xay ép nước uống.
Chữa mắt kém, mắt quáng gà: Cà rốt xào, hoặc nấu canh, xay nước uống nhiều ngày.
GĐXH - Lẩu là món ăn ưa thích của rất nhiều người Việt, nhưng cũng chính món này đã khiến nhiều người gặp không ít vấn đề về sức khỏe do ăn không đúng cách.
GĐXH - Dù các món ăn trong nồi lẩu đều mạng lại những công dụng nhất định, nhưng chỉ cần sai sót một chút, bạn cũng có thể biến chúng thành thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cho cả gia đình.
GĐXH - Váng đậu được nhiều người gọi là "vua dinh dưỡng", không chỉ ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ, cao huyết áp và bệnh tim mạch ở người già, váng đậu còn phòng chống lão hóa, tái tạo làn da và kích thích sự phát triển não bộ ở những người trưởng thành và người trẻ tuổi.