Chuyên mục  


1. Tác động của cà rốt lên lượng đường trong máu và vi khuẩn đường ruột

Một củ cà rốt thông thường có thể giúp cải thiện sức khỏe cho người bệnh đái tháo đường không? Một nghiên cứu hiện tại của các nhà khoa học tại Đại học Nam Đan Mạch (SDU) cho thấy, cà rốt có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và cải thiện hệ vi khuẩn đường ruột - sự kết hợp có khả năng mang lại lợi ích cho những người mắc bệnh đái tháo đường type 2.

Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu tác dụng của cà rốt trong 16 tuần bằng cách sử dụng chuột bị đái tháo đường type 2. Những con chuột được cho ăn chế độ ăn nhiều chất béo để mô phỏng lối sống không lành mạnh của con người. Chúng được chia thành hai nhóm: một nhóm được cho ăn chế độ ăn bổ sung 10% bột cà rốt đông khô, trong khi nhóm còn lại được cho ăn chế độ ăn không có cà rốt.

Cả hai chế độ ăn đều có lượng calo phù hợp, đảm bảo biến số duy nhất là các hợp chất hoạt tính sinh học trong cà rốt. Kết quả cho thấy, nhóm được cho ăn bột cà rốt biểu hiện khả năng điều hòa lượng đường trong máu được cải thiện, được đo bằng các xét nghiệm dung nạp glucose .

Xét nghiệm dung nạp glucose đo lường mức độ cơ thể điều chỉnh lượng đường trong máu sau khi tiêu thụ một lượng đường nhất định. Trong nghiên cứu này, chuột được cho uống dung dịch đường và lượng đường trong máu của chúng được đo theo thời gian.

dai-thao-duong-3-crdownload-jpg-17373482950481540277236-1737439892264-1737439892459466779049.jpg

Ăn cà rốt tác động có lợi với lượng đường trong máu và vi khuẩn đường ruột.

"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy cà rốt làm thay đổi thành phần của hệ vi sinh đường ruột. Chuột ăn cà rốt biểu hiện sự cân bằng lành mạnh hơn của vi khuẩn đường ruột" - Phó Giáo sư Morten Kobæk Larsen tại Khoa Nghiên cứu lâm sàng, Đại học Nam Đan Mạch giải thích.

Ngoài ra, những con chuột này có nhiều vi khuẩn sản xuất acid béo chuỗi ngắn (SCFA). Các phân tử nhỏ này hình thành khi vi khuẩn phân hủy chất xơ trong chế độ ăn uống, giúp điều chỉnh quá trình chuyển hóa năng lượng và lượng đường trong máu đồng thời hỗ trợ sức khỏe đường ruột.

"Mọi thứ chúng ta ăn đều ảnh hưởng đến thành phần của vi khuẩn đường ruột. Ăn cà rốt giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột theo hướng lành mạnh hơn, có lợi cho chuột mắc bệnh đái tháo đường type 2", Phó Giáo sư Morten Kobæk Larsen cho biết thêm.

Theo Giáo sư Lars Porskjær Christensen, chuyên gia hóa học phân tích và hóa học sản phẩm tự nhiên tại Khoa Vật lý, Hóa học và Dược phẩm (SDU), nghiên cứu của họ sử dụng mô hình động vật và bước tiếp theo là tiến hành thử nghiệm lâm sàng. Các nhà nghiên cứu đang nỗ lực để tiến hành thử nghiệm lâm sàng với cà rốt có chứa hàm lượng hợp chất hoạt tính sinh học tương đối cao. Điều này có thể mở đường cho các nghiên cứu lâm sàng lớn hơn bao gồm các nghiên cứu trên động vật với hợp chất hoạt tính sinh học tinh khiết để chứng minh tác dụng của cà rốt đối với bệnh đái tháo đường type 2.

2. Những chất dinh dưỡng có trong cà rốt có lợi cho người bệnh đái tháo đường

Cà rốt là loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như: vitamin B, C, D, E, acid folic, kali… Trong cà rốt còn có nhiều chất chống oxy hóa quan trọng như: beta carotene, alpha carotene, phenolic acid, glutathione... đã được chứng minh là có khả năng hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính.

Cà rốt là một trong những loại rau củ tốt cho người bệnh đái tháo đường vì nó có chỉ số đường huyết thấp, giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa.

Chất xơ trong cà rốt giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu và ổn định đường huyết sau khi ăn. Cà rốt cung cấp nhiều vitamin A, vitamin K, kali... rất tốt cho sức khỏe tổng thể, đặc biệt là cho mắt. Các chất chống oxy hóa trong cà rốt giúp bảo vệ tế bào, giảm thiểu các biến chứng của bệnh đái tháo đường.

ca-rot-1737377922056887878434-1737439898497-17374399028581969367038.jpg

Nên chế biến cà rốt đơn giản để giữ được nhiều chất dinh dưỡng nhất.

Cà rốt chứa các hợp chất hoạt tính sinh học giúp tăng cường khả năng hấp thụ đường của tế bào, hỗ trợ điều chỉnh lượng đường trong máu. Các chất hoạt tính sinh học này có nguồn gốc từ acid béo không bão hòa, cũng có trong các loại rau khác thuộc họ cà rốt như rau mùi tây, cần tây và củ cải đường.

Các hợp chất hoạt tính sinh học chính trong cà rốt là falcarinol và falcarindiol. Bên cạnh đặc tính kháng nấm, các hợp chất này còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm.

Cách sử dụng cà rốt tốt nhất là ăn sống hoặc chế biến đơn giản, chín tới sẽ giữ được nhiều chất dinh dưỡng nhất. Uống nước ép cà rốt cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, tuy nhiên nên pha loãng và uống vừa phải. Ngoài ra có thể luộc, hấp, xào cà rốt để thay đổi khẩu vị.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020