Chuyên mục  


Nhà hát Kịch Hà Nội vừa tổ chức lễ kỷ niệm 65 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.

Nhà hát kịch Hà Nội thành lập năm 1959, tiền thân là một đội kịch trong Đoàn văn công nhân dân Thủ đô do đồng chí Đinh Thiện Bao làm trưởng đoàn và đạo diễn Trần Huyền Trân làm Phó đoàn phụ trách nghệ thuật. Năm 1993, Đoàn kịch nói Hà Nội được chuyển thành Nhà hát Kịch Hà Nội. Năm 2005, Nhà hát đã được UBND Thành phố Hà Nội quyết định nâng hạng thành Nhà hát hạng I (Quyết định số 8574/QĐ-UB ngày 30/12/2005 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc xếp hạng I cho Nhà hát Kịch Hà Nội).

Đại diện Nhà hát Kịch Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Tháng 4/2009, Đoàn kịch nói Hà Tây sáp nhập với Nhà hát Kịch Hà Nội thành Nhà hát Kịch Hà Nội trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội.

SND Trung Hiếu, Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội phát biểu tại Lễ kỷ niệm: Ngay từ những ngày đầu thành lập, các bậc tiền bối đã đặt những viên gạch đầu tiên cho thương hiệu Kịch Hà Nội. Ngày nay, thương hiệu ấy đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả Thủ đô và cả nước. Các vở diễn của Nhà hát từ năm 1959 đến nay đều mang đậm hơi thở cuộc sống cũng như tinh thần và cốt cách người Hà Nội, đồng thời các vở diễn cũng bám sát và phản ánh chân thực quá trình lịch sử, chuyển mình cũng như phát triển của Hà Nội cũng như cả nước trong nhiều giai đoạn.

vvt7097-17375325240021544072284.jpg

NSND Trung Hiếu - Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội - nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Nhà hát Kịch Hà Nội không chỉ có chức năng, nhiệm vụ biểu diễn nghệ thuật kịch nói; Sưu tầm, bảo tồn và phát triển nghệ thuật kịch nói mà còn biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị, biểu diễn phục vụ khán giả trong nước và ngoài nước góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần và thẩm mỹ của người xem.

Nhà hát đã dàn dựng được hàng trăm vở diễn lớn và các chương trình, tiết mục nhỏ. Nhiều tác phẩm sân khấu kịch nói đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng khán giả, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, đóng góp tích cực trên mặt trận văn hóa tư tưởng của Đảng và Nhà nước như các vở "Tôi và chúng ta", "Hà My của tôi", "Những mặt người thấp thoáng", "Vùng lạnh", "Vòng tròn bội bạc", "Làng song sinh"…

vvt7148-17375325238501968626371.jpg

NSND Công Lý (bìa phải) và NSƯT Đức Quang - Phó Giám đốc Nhà hát - nhận Bằng khen của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội

"Tôi tự hào khẳng định rằng, Nhà hát Kịch Hà Nội là một thánh đường nghệ thuật với rất nhiều tinh hoa hội tụ. Trải qua 65 năm hình thành và phát triển, Nhà hát Kịch Hà Nội đã có 12 NSND và 24 NSƯT. Không những sở hữu những nghệ sĩ vàng của sân khấu kịch Việt Nam, mà ngày nay, Nhà hát Kịch Hà Nội cũng sở hữu những diễn viên trẻ tài năng, được yêu thích trên sân khấu và truyền hình cả nước" – NSND Trung Hiếu chia sẻ.

Nhà hát cũng tham gia nhiều Liên hoan sân khấu quốc tế và nhận được sự khẳng định, đánh giá cao về chuyên môn của bạn bè, đồng nghiệp quốc tế. Qua nhiều cuộc thi kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc, Nhà hát đã liên tục khẳng định thế là một đơn vị đạt thành tích cao nhất, giữ vững thương hiệu và tên tuổi của mình trong nghệ thuật.

vvt6711-1737532523980264077914.jpg

Các thế hệ nghệ sĩ Nhà hát Kịch Hà Nội

Một trong những điểm sáng cần nhắc đến của Nhà hát Kịch Hà Nội là Đề án Kịch học đường. Nhà hát Kịch Hà Nội đã chuyển thể nhiều tác phẩm văn học trong chương trình ngữ văn của các cấp để biểu diễn phục vụ hàng nghìn học sinh trên địa bàn Thủ đô. Các vở diễn đều mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam như "Thúy Kiều – Một kiếp đoạn trường", "Tinh thần thể dục"…

Nhà hát kịch Hà Nội nhận Huân chương lao động hạng ba trong 'sinh nhật' tuổi 60

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020