Chuyên mục  


Bác sĩ dinh dưỡng và Y học cổ truyền Li Guangji (Trung Quốc) cho biết, rụng tóc được xếp vào một trong những vấn đề “nóng” của người trẻ hiện đại. Bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình, sự tự tin mà còn có thể là hồi chuông cảnh báo sức khỏe gặp vấn đề. Trong khi đó, rụng tóc ngày càng phổ biến và trẻ hóa nhanh ở mọi giới tính. Thậm chí, rất nhiều người khổ sở vì còn trẻ đã rụng tóc mất kiểm soát, thậm chí hói đầu từng mảng.

Trong cuộc phỏng vấn với báo điện tử Skypost (Trung Quốc), bác sĩ Li đã chia sẻ 1 trường hợp nam bệnh nhân điều trị rụng tóc khiến mình ấn tượng nhất. Cụ thể, đó là một nam nhân viên văn phòng điển trai, có vóc dáng cân đối nhưng mới 32 tuổi đã bị rụng đến gần một nửa số tóc trên đầu.

Bác sĩ Li kể lại, bệnh nhân tìm đến bệnh viện của ông với suy nghĩ rằng mình mắc bệnh ung thư. Anh này cho biết, vì rụng tóc quá nhiều, dùng nhiều cách vẫn không cải thiện nên anh nghĩ rằng mình mắc bệnh hiểm nghèo. Tóc của anh trước đây vốn rất dày và bóng mượt, tuy nhiên đến khoảng 3 năm trước thì bắt đầu xuất hiện tình trạng rụng tóc.

16809367721101557882532-1680937227836-1680937228297899100305-1680952571588-16809525717242070241808.jpg

Những chuyển biến từ quá trình điều trị rụng tóc của bệnh nhân trong hơn 3 tháng (Ảnh bác sĩ cung cấp)

Trong nửa năm đầu, tóc anh mỏng hẳn đi nhưng nhìn vào vẫn khó phát hiện, cũng thường chỉ rụng nhiều khi gội đầu hay chải đầu nên anh không quá quan tâm. Công việc bận rộn và nhịp sống hối hả cứ thế cuốn anh đi, cho đến khi nhìn lại anh mới phát hiện mình xuất hiện từng mảng hói đầu xấu xí. Anh bắt đầu chú ý hơn tới việc tạo kiểu, nuôi tóc dài hơn để che giấu đi những mảng hói này.

Nhưng càng ngày những mảng hói đầu càng nhiều và càng có diện tích lớn hơn. Các loại viên uống hay dầu gội mọc tóc đều không có tác dụng nữa thì anh mới nghĩ tới việc đi thăm khám. Sau 2 tháng dùng thuốc theo chỉ định của một trung tâm điều trị rụng tóc tư nhân vẫn không có kết quả, anh tìm đến bác sĩ Li theo chỉ dẫn từ một đồng nghiệp cũ.

Kết quả cho thấy chứng rụng tóc của anh không liên quan đến căn bệnh hiểm nghèo nào như anh lo lắng. Hóa ra, nó đến từ những thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày mà không chỉ riêng anh, rất nhiều người trẻ tuổi, đặc biệt là dân văn phòng thường mắc phải.

Những thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống gây ra rụng tóc, hói đầu

Theo chia sẻ của bác sĩ Li, tỷ lệ người trẻ tuổi (dưới 35 tuổi) tìm đến ông để điều trị rụng tóc, hói đầu đang tăng rất nhanh trong khoảng 3 năm trở lại đây. Thậm chí, có không ít trường hợp còn chưa tới 20 tuổi. Nguyên nhân không chỉ bởi những ảnh hưởng về cả mặt thể chất, tinh thần từ đại dịch mà phần lớn còn đến từ những thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học.

16809367670261245289874-1680937235130-1680937235239917493614-1680952577239-168095257734625957450.jpg

Tình trạng tóc của bệnh nhân sau hơn 5 tháng điều trị tại chỗ kết hợp bồi bổ gan, thận (Ảnh bác sĩ cung cấp)

Nam bệnh nhân vừa kể trên cũng là một trong số những trường hợp tương tự. Anh ta cho biết, bản thân rất may mắn vì không nhiễm COVID-19 nhưng đại dịch khiến công việc của anh bị ảnh hưởng rất nhiều. Công ty cắt giảm nhân sự, mặc dù không mất việc nhưng khối lượng công việc tăng lên rất nhiều, cũng phải chịu nhiều áp lực hơn trước trong khi tổng thu nhập bị giảm đi theo xu thế chung.

Cứ như vậy, anh thường xuyên căng thẳng nhưng chẳng biết chia sẻ cùng ai. Cũng chẳng biết từ lúc nào, anh như đã bị “nghiện thức khuya”. Lúc đầu là do chưa thích ứng với lượng công việc mới nên anh thường thức khuya để làm thêm. Nhưng sau đó, ngay cả khi không bận rộn anh cũng thức khuya để xem phim, lướt internet, đọc sách báo hoặc nghe nhạc.

Khi được bác sĩ Li hỏi về lý do thức khuya, anh tâm sự rằng từng cảm thấy gần như cả ngày chỉ có công việc, toàn 10 tới 11 giờ khuya mới về tới nhà nên muốn có thời gian dành cho riêng mình, cũng coi như được giải tỏa áp lực. Nhưng cũng có những ngày, anh mệt mỏi hoặc muốn đi ngủ sớm để bớt hại sức khỏe nhưng không tài nào ngủ nổi, cứ trằn trọc mãi bởi nó đã thành thói quen. Anh cũng không thể ngờ những thói xấu này khiến mình bị hói đầu từng mảng khi mới ngoài 30 tuổi và còn chưa lập gia đình.

Bác sĩ Li nhắc nhở rằng, căng thẳng kéo dài, thức khuya không chỉ gây rụng tóc mà còn dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Ngoài điều trị phục hồi nang tóc đặc thù, bệnh nhân này còn phải cùng lúc điều trị các vấn đề về gan, thận, tỳ hư. Sau hơn 5 tháng điều trị, tuy rằng tình trạng đã tốt lên rất nhiều nhưng ước tính mất ít nhất 1 năm để có thể phục hồi hoàn toàn.

Nhân trường hợp này, bác sĩ Li cũng cho biết chế độ ăn uống có tác động rất lớn tới tình trạng mọc tóc. Ông gợi ý 4 nhóm thực phẩm có thể cải thiện tình trạng rụng tóc, bao gồm:

- Thực phẩm giàu dinh dưỡng ít chất béo: trứng, sữa, rau bina, kiều mạch, cá

- Thực phẩm chứa vitamin E: hạnh nhân, củ cải trắng, quả kiwi, dầu thực vật, hạt điều, quả óc chó…

- Thực phẩm giàu sắt: rong biển, anh đào, gan heo, thịt đỏ, thịt bò, tôm…

- Thực phẩm chứa hắc tố: gà xương đen, đậu đen, chà là đen, gạo lứt, mộc nhĩ, mè đen…

Đồng thời, cũng có 6 loại thực phẩm cần hạn chế nếu muốn tóc khỏe đẹp, tránh gãy rụng đó là: đồ ăn cay nóng, món ăn nhiều muối (natri), các món muối chua, đồ chiên rán, đường hóa học, rượu bia và thuốc lá cũng như các chất kích thích khác.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020