Chuyên mục  


Bệnh mạn tính rất đa dạng như tim mạch, ung thư, tiểu đường, viêm gan virus, bệnh tự miễn... Bệnh có thể gặp ở bất cứ độ tuổi, giới tính và là nguyên nhân gây tử vong, tàn tật hàng đầu hiện nay, do đó cần theo dõi, quản lý và điều trị liên tục. Thống kê tại Mỹ cho thấy người từ 65 tuổi trở lên, có 75% bị ít nhất một bệnh mạn tính và 50% mắc ít nhất hai bệnh.

NCOA liệt kê 10 loại bệnh mạn tính ở người trên 65 tuổi được khảo sát bởi Medicare, Mỹ.

Tăng huyết áp (huyết áp cao)

Gần 60% người già tại Medicare đang điều trị tăng huyết áp - tình trạng máu tạo áp lực lên thành mạch máu lớn hơn bình thường (trên mức 120/80 mmHg). Thực trạng kéo dài sẽ dẫn đến một số biến chứng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận...

Các bước ngừa huyết áp cao: duy trì cân nặng; tránh căng thẳng; hạn chế muối, rượu; tập thể dục hàng ngày, kết hợp aerobic cường độ vừa phải đến mạnh, linh hoạt và kéo giãn, tăng cường cơ bắp. Ngoài ra, các bác sĩ thường khuyên người cao tuổi nên kiểm tra huyết áp thường xuyên để kịp thời xử trí tình huống xấu.

Tăng huyết áp là bệnh lý phổ biến nhất người già. Ảnh: VladaKarpovich/ Pexels

Cholesterol cao

Hơn 50% người lớn tuổi đang chống chọi cholesterol cao - tình trạng xảy ra khi cơ thể có quá nhiều chất béo xấu (hoặc lipid), khiến động mạch bị tắc nghẽn, dẫn đến bệnh tim. Nguyên nhân có thể là di truyền, chế độ ăn uống, tập luyện thiếu khoa học. Nạp nhiều chất béo động vật như thịt đỏ, sữa, đồ chiên rán có thể tăng mức cholesterol xấu. Theo thời gian, nồng độ chất béo sẽ ảnh hưởng đến cơ thể.

Các bước ngừa hoặc kiểm soát cholesterol cao: kiêng hút thuốc, uống rượu; vận động mỗi ngày; kiểm soát cân nặng; giảm thiểu chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa trong chế độ ăn.

Béo phì

Khoảng 40% người từ 65 tuổi trở lên đang sống chung với béo phì - tình trạng tích tụ mỡ thừa quá mức tại một vùng cơ thể hay toàn thân. Bệnh mạn tính này có thể dẫn đến hơn 200 biến chứng nguy hiểm như viêm khớp gối, tăng huyết áp, ngưng thở khi ngủ, trào ngược dạ dày thực quản, gan nhiễm mỡ không do rượu, đột quỵ, trầm cảm, đái tháo đường...

Ưu tiên chất béo thực vật, bổ sung bữa ăn nhẹ, tránh stress, ngủ đủ giấc là những cách giúp người "thèm ăn" giảm nguy cơ béo phì.

Viêm khớp

Khoảng 35% trường hợp cao niên đối mặt viêm khớp - tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau ở một hay nhiều khớp trên cơ thể, phổ biến ở nữ giới. Chuyên gia khuyên mọi người nên tập thể dục ít nhất 5 lần một tuần, mỗi lần 30 phút nhằm cải thiện chức năng, giảm đau. Cố gắng kết hợp các động tác aerobic, tăng cường sức mạnh và kéo giãn.

Ngoài ra, nên Viện Y tế quốc gia Mỹ khuyên nên uống đủ nước; bổ sung vitamin D, tránh chấn thương; đi đứng, nằm ngồi, vận động đúng tư thế; lưu ý thời gian mang giày cao gót; ăn uống lành mạnh, ưu tiên súp lơ, bắp cải, cá béo, tỏi, quả anh đào, nghệ, thực phẩm giàu vitamin C hỗ trợ giảm viêm, làm chậm tiến trình viêm khớp.

Người cao tuổi thường đối mặt những cơn đau khớp. Ảnh: Towfiqu barbhuiya/ Pexels

Thiếu máu cơ tim

Gần 29% người trên 65 tuổi tại Medicare đối mặt thiếu máu cơ tim (hoặc thiếu máu cục bộ cơ tim, bệnh tim mạch vành) - xảy ra khi lưu lượng máu đến tim bị giảm, cơ tim không nhận đủ lượng oxy cần thiết cho hoạt động co bóp tuần hoàn máu. Nếu chậm trễ điều trị, người bệnh đối mặt loạt biến chứng nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, suy tim...

Các bước ngăn cản thiếu máu cục bộ cơ tim gồm: tránh chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, hạn chế lượng đường, muối nạp vào cơ thể; ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm; kiểm soát mức độ căng thẳng; tập các bài tập tim mạch thường xuyên; kiêng hút thuốc...

Tiểu đường

27% người lớn tuổi đang điều trị tiểu đường (đái tháo đường) - bệnh rối loạn chuyển hóa carbohydrate (glucid), protein (protid) và lipid, đặc trưng bởi tăng glucose trong máu do giảm tương đối hoặc tuyệt đối tiết insulin.

Nếu lượng đường trong máu luôn ở mức cao sẽ gia tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch, tổn thương thần kinh, mắt, thận và nhiều bệnh lý khác. Tiểu đường gồm ba loại: type 1, type 2 và tiểu đường thai kỳ.

Người bệnh nên ăn uống lành mạnh; theo dõi lượng carbohydrate và calo nạp vào cơ thể; tập thể dục trong 30 phút, năm lần một tuần để kiểm soát lượng đường trong máu lẫn cân nặng.

Thận mạn tính (CKD)

25% trên 65 tuổi đang điều trị thận mạn tính tại Medicare, Mỹ. CKD là sự suy giảm chức năng thận tiến triển, kéo dài. Các triệu chứng diễn ra khá chậm. Người bệnh thường chán ăn, buồn nôn, viêm miệng, rối loạn vị giác, tiểu đêm, uể oải, mệt mỏi, ngứa, suy giảm tinh thần, giật cơ và chuột rút, giữ nước, suy dinh dưỡng...

Nguyên nhân phổ biến nhất của thận mạn tính là bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp và viêm cầu thận. Đa số bệnh nhân có các bệnh đồng mắc, tăng nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn suy tim, suy thận và tử vong.

Ước tính hơn 10 triệu người Việt mắc bệnh thận mạn tính, tỷ lệ tử vong do bệnh này đứng thứ 8 trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại nước ta.

Suy tim

Khoảng 5% người lớn tuổi đang điều trị suy tim - tình trạng tim không còn khả năng bơm máu đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Bệnh lý xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: tăng huyết áp; đái tháo đường; bệnh mạch vành; bệnh van tim; bệnh cơ tim; loạn nhịp tim; gen di truyền; do độc chất (thuốc điều trị ung thư, rượu...)

Người bị suy tim nên theo dõi cân nặng hàng ngày; giám sát tình trạng sức khỏe; uống đủ nước; uống thuốc đều đặn; tập thể dục thường xuyên; giảm lượng muối; bỏ thuốc lá, rượu bia; duy trì liên lạc với bác sĩ và tái khám đúng lịch.

Trầm cảm

16% người lớn tuổi tìm cách thoát khỏi trầm cảm - bệnh lý có thể điều trị nhưng không phải là một phần của tiến trình lão hóa. Trầm cảm gây cảm giác buồn bã, bi quan, tuyệt vọng, mệt mỏi, khó đưa ra quyết định, thay đổi cảm giác thèm ăn, mất hứng thú với các hoạt động...

Các bước thoát tình trạng này gồm: nên học cách kiểm soát mức độ căng thẳng; liên hệ gia đình, bạn bè trong giai đoạn khó khăn; tập thiền, thể dục; bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng, thúc đẩy giải phóng endorphin và các chất "tạo cảm giác dễ chịu"; hạn chế rượu, caffeine, chất tạo ngọt nhân tạo, đồ ăn nhanh; trò chuyện với bác sĩ tâm lý.

Alzheimer và chứng mất trí nhớ

Gần 12% người trên 65 tuổi điều trị alzheimer hoặc một dạng mất trí nhớ khác tại Medicare. Người bệnh thường gặp khó khăn trong công việc quen thuộc, rối roạn ngôn ngữ hay loạt hoạt động xã hội. Họ mất định hướng về không thời gian, hay quên chỗ cất đồ, giảm khả năng nhận định, phán đoán vấn đề, thay đổi trạng thái và hành vi...

Tại Việt Nam, số bệnh nhân alzheimer có xu hướng tăng do cuộc sống hiện đại nhiều áp lực, căng thẳng, ảnh hưởng sức khỏe não bộ, gây suy giảm trí nhớ sớm. Tình trạng này không chỉ tác động trực tiếp chất lượng cuộc sống người bệnh, mà còn tạo gánh nặng cho gia đình, cộng đồng cũng như toàn xã hội.

Loạt thói quen sau có thể làm chậm hoặc ngừa khởi phát chứng mất trí nhớ: tập thể dục thường xuyên (tốt cho tim, não); ngủ sâu 7 tiếng mỗi đêm; ăn uống khoa học.

Nước cốt gà Brand's. Ảnh: Brand's

Ngoài ra, người lớn tuổi cũng có thể tham khảo nước cốt gà Brand's - thức uống chiết xuất từ thịt gà hầm của tập đoàn Suntory Nhật Bản - chứa thành phần hoàn toàn từ tự nhiên, dễ hấp thu. Sản phẩm giàu Carnosine - dưỡng chất cần thiết, được chứng minh khoa học có khả năng tăng cường sức khỏe trí não gồm: cải thiện trí nhớ, giảm căng thẳng, mệt mỏi, tăng khả năng tập trung khi học tập, làm việc. Có thể uống trực tiếp (hâm nóng cho dễ uống) hoặc dùng chung với canh, súp...

Đông Vệ

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020